Bắc Ninh: Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2023 - 2030

Khánh Linh|09/09/2022 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2030” nhằm mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tình hình vi phạm về bảo vệ rừng và PCCCR để giảm diện tích rừng bị thiệt hại so với giai đoạn trước đó.

rung-bn.jpg
Bắc Ninh kiểm soát chặt chẽ tình hình vi phạm về bảo vệ rừng.

Với quan điểm “ Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế và lồng ghép các dự án đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR...”, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2030”.

Đề án có mục tiêu nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình vi phạm về bảo vệ rừng và PCCCR để giảm diện tích rừng bị thiệt hại so với giai đoạn 2018-2022, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 0,67%. Nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, mất rừng; tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời về mất rừng, cháy rừng thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám. Kiện toàn và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng và PCCCR chuyên ngành. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị công nghệ hiện đại cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng PCCCR các cấp; tăng cường xây dựng lực lượng PCCCR chuyên ngành đủ mạnh để có khả năng xử lý kịp thời khi có cháy rừng xảy ra…

Đề án được triển khai trên phạm vi 556,2 ha rừng trồng phòng hộ phân bố trên địa bàn 23 xã, phường thuộc 4 huyện, thành phố: Huyện Tiên Du 181,59ha; Quế Võ 116,72ha; Gia Bình 40,43ha; Thành phố Bắc Ninh 217,46 ha. Tổng kinh phí thực hiện đề án khoảng gần 60 tỷ đồng được phân kỳ đầu tư theo giai đoạn 2023 – 2027 và 2028-2030 từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Với vai trò là cơ quan thường trực, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác PCCCR; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án của các đơn vị, địa phương…

Bài liên quan
  • Tuyên Quang: Trồng rừng vượt 10% kế hoạch năm 2022
    Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, đến nay tỉnh đã trồng được hơn 11.200ha rừng, vượt hơn 10% kế hoạch trồng rừng trong năm 2022. Trong đó, diện tích trồng rừng tập trung vẫn chiếm số lượng cao nhất với hơn 10.700ha.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh: Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2023 - 2030