Bắc Ninh: Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng cháy chữa cháy rừng

Minh Trang|15/09/2022 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2030”.

Để giảm thiểu cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra nhằm cân bằng hệ sinh thái, tạo nguồn nước, tăng khả năng phòng hộ của rừng. Tạo cảnh quan cho các khu di tích lịch sử văn hóa, đồng thời cải thiện môi trường, điều hòa khí hậu, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh phê duyệt ban hành Đề án “Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2023 - 2030”.

Đề án sẽ nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR các cấp, nhất là lực lượng chuyên ngành, để có đủ khả năng kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng, mất rừng, chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra.

phong-chay-chua-chay-rung.jpg
Diện tích đất rừng khu vực Núi Thiên Thai - xã Đông Cứu - huyện Gia Bình

Bên cạnh đó, kiện toàn và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng và PCCCR chuyên ngành. Duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 0,67%.

Đề án đặt ra mục tiêu là tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách pháp luật của Nhà nước.

Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, giới thiệu lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người.

Chi cục Kiểm lâm theo dõi các điểm cháy rừng, mất rừng thông qua ảnh vệ tinh, kết hợp với việc tuần tra, kiểm soát phát hiện sớm các điểm cháy rừng, mất rừng.

Chủ rừng tổ chức tuần tra, ứng dụng khoa học, công nghệ và sử dụng phương tiện, thiết bị để theo dõi, phát hiện sớm cháy rừng. Cơ quan kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền các cấp thiết lập đường dây nóng để thu nhận thông tin báo cháy.

Có cơ chế huy động các lực lượng (bộ đội, công an, kiểm lâm, dân quân tự vệ...) để xử lý hiệu quả tình huống cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR ở cả 03 cấp: tỉnh, huyện, xã để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR.

Đặc biệt, tổ chức và nâng cao năng lực của lực lượng PCCCR các cấp, nhất là đầu tư phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.

Bài liên quan
  • Bắc Kạn: Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt từ các trại nuôi lợn
    Phân tích mẫu nước thải qua xử lý của một số trại lợn ở các xã Mỹ Thanh (huyện Bạch Thông); xã Thanh Thịnh (huyện Chợ Mới) và trại lợn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Huế tại thành phố Bắc Kạn cho thấy các chỉ số so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/BTNMT, đều vượt ngưỡng cho phép từ 1 đến 6,6 lần. Nhất là thành phần Coliform, tồn tại trong phân lợn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bắc Ninh: Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng cháy chữa cháy rừng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.