Bánh trung thu “Ế” sẽ đi đâu về đâu sau rằm tháng 8?

Tú Anh (T/h)|10/09/2019 01:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Sau rằm, những chiếc bánh Trung thu khả năng cao sẽ trượt giá. Các cửa hàng, đại lý bán bánh trung thu trên các tuyến phố đều treo biền đại hại giá…

Ngoài những vị bánh truyền thông như mọi năm, thị trường năm nay xuất hiện thêm nhiều loại bánh mới lạ.

Giá bánh năm nay tăng 1.000-2.000 đồng/cái so với năm trước, giá dao động 48.000-130.000 đồng/cái, sản lượng xuất xưởng dự kiến tăng 20-30% so với năm ngoái.

Ngoài vỏ hộp thay đổi theo hướng bắt mắt và cao cấp dần để biếu tặng, mỗi phân khúc giá đều có thêm nhiều loại mới, đặc biệt là hàng chục loại bánh dành cho thiếu nhi (với hình con heo, con cá…) với giá bán thấp nhất 18.000 đồng/cái và cao nhất lên tới 2 triệu đồng/hộp 6 cái.

Nhãn hàng khá đa dạng với nhiều mẫu như bánh thập cẩm ngũ cốc yến mạch, bánh tiramisu vỏ cà phê, bánh sôcôla hạnh nhân phô mai, bánh trà xanh đậu đỏ. Đặc biệt, trong mỗi hộp bánh trung thu sẽ có thêm 4 bộ cà phê phin của hệ thống cà phê này.

Đặc biệt, năm nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm bánh rau củ có tên gọi Thưởng Nguyệt với nguyên liệu bánh làm hoàn toàn rau củ từ tự nhiên, giàu dinh dưỡng như cà rốt Đà Lạt, cà chua bi Đà Lạt, dâu tằm Đà Lạt, dưa lưới Nhật…

Các nhãn hàng lần lượt cũng giới thiệu ra thị trường hương vị mới: bánh ngọt trứng muối gồm bánh nhân ngũ hạt, bánh nhân hạt sen, bánh nhân sầu riêng, bánh nhân trà xanh và bánh nhân đậu xanh lá dứa.

Bánh “nội địa” Trung Quốc xuất hiện tràn lan

Ngoài những mặt hàng trong nước, thị trường bánh Trung thu năm nay chịu sự cạnh tranh của những chiếc bánh Trung Quốc.

Những chiếc bánh này có giá thành nhỏ hơn rất nhiều so với những chiếc bánh ta thường thấy. Các loại bánh trung thu nhà làm (handmade) có giá 25.000-120.000 đồng/bánh, chưa kể loại bánh trung thu mini được bán giá 120.000-150.000 đồng/set gồm 6-8 bánh, đủ loại nhân mặn, ngọt như mè đen, khoai môn, chanh cốm, xá xíu, gà quay…

Với sự vượt trội về giá thành, mặt hàng này được rất nhiều người đón nhận. Đặc biệt là các bạn sinh viên. Những chiếc bánh được người bán giới thiệu rất hấp dẫn. Bánh được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, sử dụng hạt dinh dưỡng cho sức khỏe.

Tuy nhiên, về chất lượng của những chiếc bánh này không được đảm bảo. Vì không hề có giấy tờ cho xuất sứ của những chiếc bánh này. Nên khi mua hàng, nếu không tinh ý, khách hàng sẽ mua phải những chiếc bánh dởm, có hại cho sức khỏe.

Khả năng cao bánh Trung thu sẽ giảm giá mạnh sau 15-8 (âm lịch)

Vì là mặt hàng bán theo thời vụ, nên khi mùa Trung thu kết thúc, những chiếc bánh trên thị trường sẽ nhanh chóng mất giá.

Như mọi năm, chỉ sau đêm Rằm, giá bánh giảm mạnh chỉ còn một nửa, thậm chí giảm gần 1/3 so với thời điểm trước đó. Bánh Trung thu thường có hạn sử dụng đến tháng 10, nên các hàng bánh vẫn tranh thủ vớt vát để bán nốt số hàng còn tồn lại.

Theo như mọi năm, chỉ một ngày sau rằm, trên đường phố Hà Nội đã không còn các biển hiệu quảng cáo bánh trung thu của các nhãn hiệu lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị. Các tiệm bánh di động cũng đã được tháo dỡ hết. Thực tế, hầu hết hãng bánh lớn đều đã tiến hành việc thu hồi bánh ngay từ trước đêm rằm.

Nhiều người có sở thích ăn bánh Trung thu mua được loại bánh mình thích với giá cả hợp lý. Người mua thường nhập một lúc cả chục chiếc bánh về để ăn.

Thị trường bánh sau đêm rằm cũng sôi động không kém, khi mọi người đều tranh thủ mọi cơ hội đến bán tháo tất cả số bánh mình đã nhập trước đó.

Tuy nhiên, khách hàng nên kiểm tra kĩ những chiếc bánh để tránh mua phải hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng.

Có một thực tế hiện nay, các loại bánh kẹo không nhãn mác, không ghi rõ nguyên liệu, thành phần cũng như hạn sử dụng đang xuất hiện tràn lan tại các chợ bán buôn, cửa hàng bán lẻ các chợ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa… Và những người kinh doanh không có tâm đã lợi dụng chính điều này để tiêu thụ bánh trung thu ế, quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm này chủ yếu là các em nhỏ.

Mặc dù trước rằm tháng 8, hầu như tất cả các Sở y tế đều tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất bánh Trung thu. Tuy nhiên, sau đó không có bất kỳ biện pháp nào giám sát, quản lý việc thu hồi xử lý hàng tồn.

Rõ ràng các cơ quan quản lý Nhà nước đã thả nổi vấn đề này!

Tú Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bánh trung thu “Ế” sẽ đi đâu về đâu sau rằm tháng 8?