Đây là nội dung chính trong kỳ hợp của Diễn đàn về Rừng của LHQ giữa tháng 5. Đồng thời, cũng tại kỳ họp này có nhiều ý tưởng phục hồi và bảo tồn những cánh rừng xanh.
Rừng có vai trò quan trọng nhất trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu
Có thể nói, việc bảo vệ và phát triển các cánh rừng là một trong những phương thức để điều tiết khí hậu hiệu quả nhất: Rừng xanh đóng vai trò như các bể chứa carbon, có thể hấp thu được khoảng 2 tỷ tấn khí CO2 mỗi năm. Quản lý rừng bền vững gồm kế hoạch phục hồi, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
Phát biểu tại Hội nghị Khí hậu LHQ 2018, tại Katowice Ba Lan, Liu Zhemin, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế và Xã hội của LHQ cho biết: Rừng là nhân tố trọng tâm trong các giải pháp phát triển, làm giảm và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, các loại hệ sinh thái trên mặt đất còn có tác dụng hấp thu gần 1/3 lượng khí thải CO2 mà con người thải ra khí quyển. Quản lý rừng bền vững sẽ có tác dụng hiệu quả hơn nữa.
Khu rừng Pahmung krui Damar, Ảnh: Eka Fendiaspara
Trong phiên họp của Diễn đàn Quản lý rừng thuộc LHQ nhấn mạnh rằng các hành động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu đều dựa vào hệ sinh thái rừng. Nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp có thể giảm phát thải khí nhà kính. Tính đến năm 2050, có thể hạn chế sự nóng lên của Trái Đất xuống dưới 2 độ C.
Hiện, lượng nhiên liệu hóa thạch thải ra 36 đơn vị dung tích C02 mỗi năm.
Thêm vào đó, nguồn năng lượng tái tạo đang dần thay thế nhiên liệu hóa thạch. Rừng sẽ ngày càng trở nên quan trọng như các nguồn năng lượng sẵn có. Bởi rừng cung cấp 40% nguồn năng lượng tái tạo trên khắp thế giới, đó chính là nguồn nguyên liệu từ gỗ. Con số này được ước tính bằng tổng nguồn năng lượng mặt trời, thủy điện và năng lượng gió cộng lại.
Mục tiêu xóa nạn phá rừng đã gần hoàn thành
Bước tiến quan trọng trong suốt 25 năm qua về bảo vệ rừng là nạn phá rừng đã giảm xuống hơn 50%. Thành quả này được xem như tín hiệu mừng, động lực đối với công tác quản lý rừng bền vững. Song song là các biện pháp đầy tham vọng nhằm khôi phục rừng bị tàn phá, đất bị suy thoái, trồng thêm một lượng cây mới để đáp ứng được nhu cầu về phát triển lâm nghiệp và các dịch vụ khác.
Mục tiêu xóa bỏ nạn phá rừng gần hoàn thành đưa thế giới tiến gần hơn với kế hoạch chiến lược mở rộng diện tích rừng của LHQ lên 3% năm 2030, khoảng 120 triệu ha, tương đương với diện tích của cả khu vực Nam Phi.
Mối đe dọa lớn nhất đối với các cánh rừng là vấn đề nông nghiệp
Nhiều người có thể nhận thức được tầm ảnh hưởng của việc tàn phá rừng do khai thác gỗ bất hợp pháp và không có tính bền vững. Nhưng nông nghiệp lại là yếu tố làm tăng nguy cơ thu hẹp diện tích đất rừng. Vì một khối lượng diện tích đất rừng được chuyển đổi sang làm đất nông nghiệp và chăn thả gia súc: Thách thức hàng đầu là làm thế nào có thể quản lý được sự gia tăng liên tục trong sản xuất nông nghiệp và cải thiện an ninh lương thực mà không làm giảm tổng diện tích rừng.
Một báo cáo quan trọng về đa dạng sinh học được LHQ công bố hồi đầu tháng 5, đáng chú ý là khoảng 1 triệu loài đang có nguy cơ tiệt chủng.
Cảnh báo chống phá rừng nhấn mạnh rằng, điều này có thể tác động tiêu cực đên đa dạng sinh học, đe dọa đến an ninh lương thực và an ninh nguồn nước cũng như sinh kế vung bản địa, bao gồm gia tăng các vụ xung đột xã hội.
LHQ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc bảo vệ rừng
Rừng, lâm nghiệp xuất hiện trong chương trình nghị sự quốc tế lần đầu tiên tại Hội nghị Thượng Đỉnh Trái Đất năm 1992, tại Rio. Sự kiện này như hội nghị mang tính bước ngoặt của LHQ. Chính từ đây đã thông qua chương trình nghị sự 21, kế hoạch hành động quốc tế quan trọng đầu tiên nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó có việc nhìn nhận các điểm yếu về cơ chế, chính sách và phương pháp được áp dụng để hỗ trợ và phá triển nhiều vai trò về sinh thái học, kinh tế, văn hóa, xã hội của của các loài thực vật, rừng và đất rừng.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất cũng cho thấy, việc áp dụng các nguyên tắc trong lâm nghiệp dù không ràng buộc về mặt pháp lý nhưng lại đạt được sự nhất trí chung đầu tiên của cộng đồng quốc tế về quản lý rừng bền vững.
Các nguyên tắc quy định nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia nỗ lực hơn nữa trong công cuộc tái trồng rừng, bảo tồn rừng, đảm bảo quyền lợi của các quốc gia trong việc phát triển rừng gắn liền với các chính sách phát triển bền vững của đát nước mình. Đồng thời kêu gọi các nguồn lực tài chính cho các chính sách kinh tế có mục tiêu.
Nhằm phối hợp tót hơn mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc áp dụng các nguyên tắc vào thực tiễn, một diễn đàn liên chính phủ được thành lập từ những năm 1990, sau này là diễn đàn về Rừng của LHQ chính thức ra mắt năm 2000 (UNFF). Các kỳ họp hàng năm của UNFF diễn ra tại trụ sở của LHQ ở New York nhằm theo dõi tiến trình thực hiện 6 Mục tiêu Rừng Toàn cầu.
Các mục tiêu đặt ra là quản lý rừng bền vững, giảm thiểu nạn phá rừng và suy thoái rừng, động thái hướng đến chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, các kế hoạch tổng thể của LHQ đối với tăng trưởng kinh tế gắn liền với công tác bảo vệ môi trường và nhân loại.
Các khu rừng trong Công viên quốc gia Plitvice Lakes ở Croatia là nơi sinh sống của gấu, chó sói và nhiều loài chim quý hiếm, Ảnh: Jing Zhang
Vấn đề quan tâm hàng đầu năm 2019: Biến đổi khí hậu, hậu quả của nạn phá rừng
Một trong những bước đi quan trọng của kỳ họp UNFF 2019 là chưa nhận thức đúng vai trò của rừng trong cuộc sống. Vì khó có thể quy các vai trò, tác dụng và giá trị của rừng đối với con người thành tiền.
Vi lẽ đó mà các thiệt hại do nạn phá rừng để lại khó ước tính khi ban hành các chính sách sử dụng đất như các quyết định khai khẩn rừng, phát quang đất rừng làm nông nghiệp thương mại.
Cũng tại kỳ họp này, một vấn đề khác cũng được đưa ra thảo luận là tầm quan trọng của tài chính. Có đủ kinh phí là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hành động hiệu quả giúp ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng, tăng cường hơn nữa công tác quản lý rừng bền vững, mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới. Mặc dù rừng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường nhưng chỉ có 2% ngân sách cho nỗ lực giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu và đẩy lùi nạn phá rừng.
Lương Nguyễn (Dịch)