Bảo vệ môi trường: Đừng thờ ơ với rác thải điện tử

Phương Hiền (T/h)|03/06/2019 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Thải bỏ đúng cách những thiết bị điện tử đã hỏng giúp bảo vệ môi trường cho thế hệ hôm nay và mai sau. Bởi chúng cực kỳ độc hại với thiên nhiên và con người.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rõ rác thải điện tử là loại rác thải cực kỳ độc hại, có nguy cơ “hủy diệt” môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Theo UNEP, trong chất thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành phần kim loại nặng, kim loại quý như vàng, bạc, paddadium ,đồng và các chất hữu cơ cao phân tử…trong đó còn chứa chì và thủy ngân- chất độc tiềm ản nguy cơ gây ra các chứng bệnh rất khó chữa trị và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, và các bệnh về hô hấp…

Số liệu thống kê của Tổ chức Lao động thế giới ( ILO ) cho thấy, mỗi năm có hơn 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, có khoảng 438.000 người bị chết do hóa chất nguy hiểm gây ra. Ngoài ra, theo số liệu của Tổ chức Y Tế thế giới ( WHO) hơn 9% số trường hợp ung thư phổi bắt nguồn từ hóa chất và có hơn 800.000 trẻ em bị nhiễm độc hóa chất.

Bỏ, thải rác thải điện tử đúng cách giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người

Quyết định 16/2015/QD-TTg do Thủ tướng phê duyệt về Quy Định về Thu hồi, Xử lý Sản phẩm Thải bỏ tại Việt Nam đã có hiệu lực từ ngày 01/07/2016, nhằm bảo vệ môi trường cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Việt Nam Tái Chế (Vietnam Recycles) là chương trình thu hồi và tái chế miễn phí các sản phẩm điện tử bị lỗi hoặc đã qua sử dụng nhằm mục đích đảm bảo quy trình tái chế rác thải điện tử an toàn và thân thiện với môi trường.

Các sản phẩm điện tử bị lỗi hoặc đã qua sử dụng sẽ được chương trình thu gom và xử lý theo một quy trình chuyên nghiệp chuyên nghiệp và thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo tối đa hoá lượng tài nguyên thiên nhiên thu hồi được sau tái chế.

Việt Nam Tái Chế được điều hành bởi Vietnam Recycling Platform (VRP) (tạm dịch: Nền tảng Tái chế Việt Nam), một liên minh gồm các nhà sản xuất thiết bị điện – điện tử hàng đầu được thành lập bởi công ty HP Asia Pacific Pte. Ltd., Apple South Asia Pte. Ltd và Microsoft Mobile Vietnam LLC. Tổ chức hướng đến giảm thiểu rác thải điện tử, tăng cường tái chế và kiểm soát tác động đến môi trường, sức khỏe và an toàn cho sản phẩm vào cuối vòng đời sử dụng. Công ty RLG Asia Pacific Pte. là Tổng Thầu quản lý và vận hành chương trình Việt Nam Tái Chế.

Việt Nam Tái Chế đang cùng chính quyền các địa phương cải thiện thói quen tái chế sản phẩm điện, điện tử đã qua sử dụng hoặc bị hỏng, nay lại được hỗ trợ mạnh mẽ hơn khi Quyết định 16 được ban hành. Quyết định này quy định trách nhiệm của các nhà sản xuất điện, điện tử trong việc tìm ra các biện pháp an toàn và hợp lý để xử lý các thiết bị và vật liệu điện, điện tử đã qua sử dụng.

“Với Quyết định 16 đã có hiệu lực, chúng tôi kỳ vọng việc thải bỏ không đúng cách các sản phẩm điện, điện tử đã qua sử dụng hoặc hư hỏng sẽ giảm thiểu đáng kể”, cô Miriam Lassernig, Đại diện của Việt Nam Tái Chế, chia sẻ. “Đây không chỉ là tin vui cho Việt Nam Tái Chế nói riêng mà còn là cho cả Việt Nam. Người dân Việt Nam luôn ý thức trong việc giảm thiểu lượng sản phẩm điện, điện tử đã qua sử dụng hoặc bị hỏng và sự cần thiết của thói quen tái chế rác thải điện tử đúng đắn, đó là lí do chúng tôi có mặt tại đây để hỗ trợ thực hiện điều đó.

Từ ý thức đi đến hành động là cả một thử thách, và chúng tôi đang cố gắng vượt qua thử thách đó từng ngày. Sau cùng, mục tiêu của chúng tôi là nâng cao nhận thức người dân về giá trị của việc tái chế chuyên nghiệp, giúp họ hiểu rõ ý nghĩa và có cái nhìn đúng đắn hơn về những gì chúng tôi đang đóng góp cho môi trường Việt Nam”.

UNEP mới đây đã đưa ra dự báo đến năm 2017 khối lượng rác thải điện tử trên toàn cầu sẽ tăng mỗi năm 33%, ước tính hơn 65 triệu tấn sẽ được thải ra mỗi năm trên khắp thế giới. Riêng một nước với dân số hơn 90 triệu dân như Việt Nam thì: “trung bình mỗi năm, một người Việt Nam thải ra môi trường khoảng 1kg rác điện tử, như vậy tổng lượng rác thải điển tử cả nước lên tới 90.000 tấn/ năm”- Nghiên cứu của Trung tâm Phát triển và hội nhập ( CDI).

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan về kim ngạch nhập khẩu của nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam hồi những năm 2000 chỉ là 900 triệu USD, nhưng chỉ sau gần một thập kỷ con số này đã tăng lên tới 3 tỷ 931 triệu USD (năm 2009). Không dừng lại ở đó, nhóm mặt hàng nhập khẩu này luôn ở vị trí 1 trong 2 nhóm mặt hàng nhập khẩu đứng đầu tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2013 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 17,7 tỷ USD tăng 16,5% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, Tổng cục Hải quan tạm thống kê, cả nước nhập khẩu máy vi tính và các sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử đã là 5,53 tỷ USD. Tương ứng với sự gia tăng nhập khẩu của lượng sản phẩm điện và điện tử là sự gia tăng của lượng sảm phẩm bị thải bỏ.

Lượng rác thải điện tử toàn cầu được dự đoán sẽ tăng 33% mỗi năm

“Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần nghiêm túc hơn trong việc cân nhắc, đánh giá và xử lý các yếu tố tác động tiêu cực đối với môi trường, trong đó gồm rác thải điện tử. Bên cạnh vai trò của chính quyền thành phố và các cơ quan quản lý, việc bảo vệ môi trường không thể thiếu sự đồng lòng, chung tay góp sức của các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân”, Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM cho biết. “Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của các chương trình vì môi trường như Việt Nam Tái Chế trong việc hỗ trợ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chất thải điện tử, hướng tới thay đổi hành vi tiêu dùng sản phẩm điện tử, hình thành thói quen thải bỏ đúng chất thải điện tử, góp phần bảo vệ môi trường. Các mô hình tương tự như chương trình Việt Nam Tái Chế rất cần được nhân rộng”.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Việt Nam Tái Chế đã lắp đặt 10 điểm thu gom trên cả nước, cũng như cung cấp thành công dịch vụ thu gom sản phẩm điện, điện tử đã qua sử dụng hoặc bị hỏng dành cho doanh nghiệp, đảm bảo việc tháo gỡ và tái chế rác thải điện tử được thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Người dân có thể mang các sản phẩm điện, điện tử đã qua sử dụng như thiết bị gia dụng, cá nhân, các sản phẩm công nghiệp điện và điện tử đến bất kỳ điểm thu gom của Việt Nam

Phương Hiền (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bảo vệ môi trường: Đừng thờ ơ với rác thải điện tử
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.