Xây nhà từ chai nhựa bỏ đi
Khi nhắc đến rác thải nhựa, người ta sẽ nói đến “nguyên tắc 3R”: Reduce – Reuse – Recycle (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế). Trong đó, giảm thiểu số lượng rác thải nhựa ra môi trường là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất cần phải thực hiện.
Robert Bezeau, một doanh nhân đến từ Canada, cảm thấy bế tắc và mệt mỏi với vô số chai nhựa bị thải ra môi trường mỗi ngày. Ông quyết tâm tìm ra cách tái sử dụng chúng
Năm 2016, ông chuyển đến đảo Bocas del Toro, Panama và thực hiện dự án Làng Chai Nhựa (Plastic Bottle Village). Mục tiêu chính của ngôi làng là tái sử dụng rác nhựa đang gây ô nhiễm bằng cách biến chúng thành vật liệu xây dựng như xây nhà, làm vách cách nhiệt, làm chuồng trại, xây hồ bơi, bể chứa nước, bể tự hoại…
Một bức tường được xây dựng từ chai nhựa cũng cứng hơn gấp 20 lần so với các khối kết dính bê tông thông thường. Hiện nay, vật liệu xây dựng một ngôi nhà đang ngày càng đắt đỏ.
Ngôi làng làm từ chai nhựa – Ý tưởng của Robert Bezeau, doanh nhân người Canada.
Đây là lý do tại sao một số người chỉ có thể thuê nhà để sống. Mặt khác, lượng chất thải nhựa, đặc biệt là chai nhựa tiếp tục tăng thêm ngày một nhiều.
Do vậy, ý tưởng xây một ngôi nhà khi những viên gạch sẽ được thay thế bởi chai nhựa và cát nghe thật điên rồ nhưng nó đã được áp dụng thành công ở nhiều nơi trên toàn thế giới.
Mục tiêu chính của ngôi làng là giảm rác thải nhựa gây ô nhiễm bằng cách tái sử dụng các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng bằng nhiều cách như xây nhà, làm vách cách nhiệt, làm chuồng trại, xây hồ bơi, bể chứa nước, bể tự hoại…
Kết quả là những ngôi nhà đẹp, chất lượng đến khó tin ra đời. Nhưng đó không phải là điều duy nhất mà dự án Làng chai nhựa của Robert Bezeau hướng tới. Tận dụng rác nhựa để xây nhà không phải là điều duy nhất mà sáng kiến này quan tâm. Mục tiêu chính là nâng cao nhận thức về tình trạng bi thảm mà Trái Đất đang phải gánh chịu. Website của Làng Chai Nhựa cũng phân tích những tác động tiêu cực của rác nhựa đến đất đai, nguồn nước và không khí
“Xây” như thế nào?
Phương pháp làm nhà bằng gạch và chai nhựa thực sự giống nhau. Sự khác biệt duy nhất là hình dạng, bởi gạch có hình vuông, chai nhựa có hình tròn. Ngoài ra, gạch thì rắn và cứng, trong khi chai nhựa rỗng và mềm. Đó là lý do tại sao trước khi làm một ngôi nhà chai nhựa, bạn cần phải làm cứng các chai đầu tiên bằng cách lấp đầy chúng bằng cát khô mịn.
Để sắp xếp các chai, bạn có thể buộc một nút thắt quanh cổ chai để chúng không lượn quanh. Với việc sử dụng kỹ thuật này, bạn có thể sắp xếp ổn định các chai, làm cho nó bám chắc bằng thạch cao và các vật liệu khác như gạch vỡ hoặc chất thải xây dựng khác. Để làm một ngôi nhà đơn giản, khoảng 8.000 đến 14.000 chai với đủ kích cỡ cần thiết.
Lợi ích của xây nhà bằng chai nhựa
Đàn hồi, chịu nhiệt tốt: Người ta nói rằng một bức tường được xây dựng từ chai nhựa cứng hơn gấp 20 lần so với các khối kết dính bê tông thông thường. Không chỉ vậy, những ngôi nhà như vậy có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Trên thế giới, những người tị nạn ở Châu Phi đã xây dựng ngôi nhà như vậy để chống chọi với bão, mưa lớn và nhiệt độ lên tới 45 độ C.
Chi phí thấp: Chi phí xây dựng nhà từ chai nhựa ước tính chỉ bằng 1/3 chi phí xây dựng nhà làm từ bê tông và gạch. Chi phí đổ đầy chai nhựa đã qua sử dụng bằng cát rẻ hơn nhiều so với mua vật liệu khác.
Không chỉ xây nhà, chai nhựa còn có thể dùng xây kho chứa hàng, nơi trú ẩn sau thảm họa…
Những người đang sống ở các khu vực trên thế giới, có thu nhập thấp thường có xu hướng xây dựng nhà bằng chai nhựa. Đơn cử như người dân ở các khu vực Châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Những chai nhựa chứa đầy cát này cũng là chất cách nhiệt tốt nên nó sẽ rẻ hơn so với mua điều hòa không khí.
Cuối cùng là giúp giải quyết vấn đề nhựa. Đây là lợi ích mà không chỉ chủ sở hữu của ngôi nhà sẽ nhận được, mà nó còn giải quyết bài toán về môi trường trên toàn thế giới.
Hiện nay, trái đất đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về nhựa, thế nên việc xây dựng ngôi nhà như vậy có nghĩa là bạn đang giúp tái chế nhựa. Nhiều quốc gia có thể đã áp dụng các chương trình tái chế cho những chai nhựa, nhưng số lượng vẫn còn quá thấp, chỉ khoảng 20%.
Tại nước ta, mức tiêu thụ nhựa trung bình của mỗi người là 41kg/người/năm, theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam.
Dự tính đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 45kg/người/năm.Tuy nhiên, khả năng tái chế nhựa thải chỉ đạt mức chưa tới 10%, còn lại bị thải vào môi trường và TP.HCM đang phải gánh chịu nhiều hậu quả từ loại nhựa thải này.
Tuổi thọ các sản phẩm nhựa đều hơn 350 năm tới 1.000 năm. Nhiều thứ như túi nilông, chai nhựa… chỉ sử dụng một lần gây ô nhiễm và tắc nghẽn dòng chảy. Nguy hiểm nhất là các hạt vi nhựa phá hủy tế bào người và sinh vật…
Ngọc Ánh (t/h)