Những ngày này, nước mặn đã vào sâu sông Vàm Cỏ gần 100km và vào sông Cửu Long tới 74km. Kéo theo đó là tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài. Tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra nghiêm trọng chưa từng có. Người dân phải thuê xe đi rất xa để lấy nước ngọt, khiến cho giá nước tăng vọt lên tới 300.000 đồng/m3.
Trong khi đó, huyện Cai Lậy lại là địa phương trồng sầu riêng thuộc loại lớn nhất ĐBSCL, nông dân cần nước ngọt liên tục để tưới cho cây.
Hạn mặn gay gắt, người dân ĐBSCL phải mua nước ngọt với giá 300.000đ/m3
Người dân phải chấp nhận mua nước ngọt với giá lên đến 300.000 đồng/m3 để phục vụ cho tưới tiêu, sinh hoạt. Đặc biệt tại các địa phương sản xuất cây giống và hoa kiểng hàng đầu tại Đồng bằng Sông Cửu Long như Châu Thành, Chợ Lách, nông dân cần nước ngọt liên tục để tưới cho cây.
Việc giá nước tăng đã khiến cuộc sống người dân vốn đã khó khăn, lại càng thêm khó khăn.
Theo ngành chức năng tỉnh Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập gần như toàn bộ địa phận tỉnh Bến Tre nên nhiều vùng bị thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Từ nông thôn đến thành thị, nhiều gia đình phải mua nước ngọt với giá gấp 10 lần so với giá nước sinh hoạt nhà nước quy định.
>>> Xem thêm: Bến Tre: Nước mặn bủa vây, dân nghèo xót ruột mua nước ngọt giá 100.000-150.000 đồng/m3
Nhiều địa phương ở ĐBSCL đã sử dụng mọi giải pháp để hỗ trợ nước ngọt cho bà con sử dụng. Tỉnh Tiền Giang đã cho mở hàng trăm vòi nước công cộng phục vụ miễn phí dân nghèo. Các điểm này hoạt động 24/24h để người dân dễ dàng mang dụng cụ đến lấy nước.
Được biết, mùa khô năm nay, toàn vùng ĐBSCL có 158.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, tập trung nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang với 20.400 hộ, Sóc Trăng 24.400 hộ, Bến Tre 12.700 hộ…
Ngọc Ánh (t/h)