Dự án được xây dựng từ năm 2017 trên địa bàn các xã Tân Xuân, Phước Tuy và Phú Ngãi (huyện Ba Tri), với công suất chứa hơn 800.000 m3 nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri.
Hồ chứa nước ngọt Ba Tri có tổng vốn đầu tư khoảng 86 tỉ đồng, được xây dựng trên kênh Lấp (huyện Ba Tri).
Bến Tre đưa vào sử dụng hồ chứa nước ngọt 1 triệu m3 đầu tiên
Đơn vị thi công đã nạo vét lòng kênh trên chiều dài 4,6km, bề rộng 30-90m tùy đoạn, sâu 2m. Hai đầu kênh xây dựng cống để điều tiết nước. Một đầu là cống lấy nước, một đầu là cống xả.
Trong điều kiện bình thường, công trình này có khả năng cung cấp đủ nước ngọt phục vụ sinh hoạt cũng như các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ của huyện Ba Tri.
Ông Nguyễn Văn Điền, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự án được xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 85 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và tỉnh Bến Tre; trong đó tỉnh Đồng Nai hỗ trợ 10 tỷ đồng.
Dự án hồ chứa nước ngọt được xây dựng trên tuyến Kênh Lấp với chiều dài 7 km, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong tình hình biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán và xâm nhập mặn những tháng mùa khô; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xung quanh khu vực…
Theo thiết kế, lượng nước được trữ trong hồ khoảng gần 1 triệu m3 nước phục vụ sinh hoạt cho 200.000 dân và 100.000 gia súc, trên 200 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 100 trụ sở văn phòng, trường học tại 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Tri.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn công công trình, bàn giao hồ sơ quản lý vận hành cho Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bến Tre và UBND huyện Ba Tri theo chủ trương của tỉnh.
Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bến Tre trực tiếp vận hành hồ nước và các công trình thủy lợi khác trong vùng một cách khoa học, đảm bảo cung cấp đủ khối lượng, chất lượng nước đầu vào cho các đầu mối xử lý nước sạch; đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng dự án; bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng định kỳ các hạng mục công trình.
Bến Tre là tỉnh nằm ven biển nên chịu ảnh hưởng sớm nhất của tình trạng xâm nhập mặn theo các nhánh sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên.
Năm 2016 xâm nhập mặn trên địa bàn xuất hiện sớm, bất ngờ gây thiệt hại cho nền nông nghiệp của tỉnh, ước tính tổng số thiệt hại do hạn mặn khoảng 1.500 tỉ đồng, hàng trăm ngàn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.
An Thy (t/h)