Bệnh sởi có thể phá hủy bộ nhớ hệ thống miễn dịch

Nhật Lệ (t/h)|02/11/2019 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ngoài gây phát ban, bệnh sởi có thể khiến hệ miễn dịch trở nên khó ghi nhớ các nguy cơ và tiêu diệt những mầm bệnh lây nhiễm hơn.

Mọi người đều biết kiến thức thông thường về bệnh sởi là chúng gây ra triệu chứng phát ban, tạo những nốt đỏ trên khắp cơ thể. Nhưng các triệu chứng như phát ban, thậm chí là sốt, ho, chảy nước mắt hay đau mắt đều chỉ là những tác nhân gây xao nhãng đối với tác hại thực sự của virus sởi. Đó là việc chúng tấn công toàn diện vào hệ thống miễn dịch.

Sởi âm thầm xóa sạch trí nhớ miễn dịch của cơ thể về các bệnh nhiễm trùng từ trước. Các nhà khoa học nhận thấy virus sởi có thể xâm nhập cơ thể và lập thành ổ trong thời gian dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Hậu quả hình thành hội chứng “mất trí nhớ miễn dịch” khiến cơ thể dễ bị nhiễm các loại virus và vi khuẩn khác gây viêm phổi, nhiễm trùng tai và tiêu chảy.

Xóa trí nhớ miễn dịch: Virus sởi chui ra từ một tế bào nhiễm bệnh 

Nghiên cứu mới đây tiết lộ sởi gây ra thiệt hại lâu dài cho hệ thống miễn dịch, khiến trẻ em dễ bị nhiễm bệnh nhiễm trùng khác sau khi bệnh ban đầu đã qua. Hai nghiên cứu về trẻ em chưa được tiêm chủng ở Hà Lan phát hiện rằng bệnh sởi xóa sạch bộ nhớ hệ thống miễn dịch của các bệnh trước đó, đưa nó về trạng thái giống ở trẻ con và khiến cơ thể không được trang bị tốt để chống lại nhiễm trùng mới.

Sau khi mắc bệnh sởi, một tỷ lệ đáng kể các tế bào bộ nhớ miễn dịch đã biến mất khỏi máu trẻ em, theo những gì các nhà khoa học mô tả là bệnh mất trí nhớ miễn dịch. Nghiên cứu còn chỉ ra sởi đã loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể bảo vệ ở trẻ em. Giáo sư Stephen Elledge, một nhà di truyền học tại Đại học Y Harvard cho biết :”Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng thực sự thuyết phục rằng virus sởi phá hủy nặng nề hệ thống miễn dịch”.

Trên toàn cầu, bệnh sởi ảnh hưởng đến hơn 7 triệu người mỗi năm và khiến hơn 100.000 người tử vong. Tỷ lệ tiêm chủng giảm đã dẫn đến sự gia tăng gần 300% các ca nhiễm sởi kể từ năm 2018. Nhưng việc giải quyết sự hoài nghi xung quanh vắc-xin lại là một nhiệm vụ phức tạp.

Các chuyên gia y tế đề khuyến cáo việc tiêm vắc-xin có thể ngăn ngừa được những nguy cơ trên. Vài năm trước đây, bệnh sởi được xem là bị xóa sổ hoàn toàn ở nhiều khu vực trên thế giới như Mỹ, Nhật…, khiến cho việc tuân thủ tiêm chủng ở nhiều nơi bị xao nhãng và trẻ em lớn lên mà không có khả năng miễn dịch đặc hiệu với virus sởi. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phải phát đi cảnh báo về số lượng người nhiễm sởi đang bùng phát trở lại ở quy mô mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhật Lệ (t/h)

Bài liên quan
  • Bão số 5 gây nhiều thiệt hại tại các địa phương
    Moitruong.net.vn – Bão số 5 gây thiệt hại cho nhiều tàu, thuyền tại Bình Định và làm bị thương 2 người tại ở Quảng Ngãi. Mưa lũ diễn biến phức tạp khiến tình hình ngập lụt còn kéo dài trong nhiều ngày tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bệnh sởi có thể phá hủy bộ nhớ hệ thống miễn dịch
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.