Biến đổi khí hậu đã làm sụp đổ một đế chế cổ đại

Minh Anh (T/h)|14/11/2019 12:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến đế chế Neo-Assyria, siêu cường vùng cận đông tồn tại gần 300 năm, tàn lụi vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Một trong những câu chuyện khiến nhiều nhà sử học trên thế giới tranh cãi suất nhiều năm, chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Neo-Assyria nổi lên vào khoảng năm 912 trước Công nguyên và phát triển ở khu vực trải dài từ Địa Trung Hải xuống Ai Cập và ra đến Vịnh Ba Tư.

Lãnh thổ của đế chế Neo-Assyria

Các nhà khoa học giờ đây cho rằng thời kỳ lụi tàn của Neo-Assyria trùng khớp với khoảng thời gian khí hậu thay đổi từ ẩm ướt sang khô. Đây là yếu tố quan trọng bởi cuộc sống của người Neo-Assyria phụ thuộc chủ yếu vào trồng trọt. Trong gần hai thế kỷ, lượng mưa dồi dào và sản lượng nông nghiệp cao đã thúc đẩy đô thị hóa nhưng không bền vững khi khí hậu thay đổi, chuyển sang thời tiết hạn hán vào thế kỷ 7 trước Công nguyên.

Mới đây đã có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, những thay đổi về môi trường khí hậu cũng đóng góp không nhỏ vào sự sụp đổ của đế chế Neo-Assyria . Chính những nghịch lý của sự phát triển xã hội, kết hợp với sự bất thường của thiên nhiên và khí hậu, đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của đế chế Neo-Assyria. Biến đổi khí hậu thực tế không phải là sản phẩm của công nghiệp hóa, mà đã diễn ra từ rất, rất lâu, xuyên suốt chiều dài lịch sử. Chỉ là việc công nghiệp hóa quá mức kiểm soát đã thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu lên nhanh hơn trước rất nhiều lần mà thôi.

Nói cách khác, ngoài nội chiến và thất bại trong các trận chiến, biến đổi khí hậu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến kinh tế trì trệ, làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn chính trị và xung đột ở Neo-Assyria.

Minh Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Biến đổi khí hậu đã làm sụp đổ một đế chế cổ đại