Bình Phước khắc phục vườn điều bị sâu hại

Theo LĐO|08/10/2017 02:04
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Hiện

dieu

Bình Phước khắc phục vườn điều bị sâu hại

Bọ xít, muỗi tấn công, người dân chịu thiệt

Có đến trên 40% diện tích điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước bị hư hại do bọ xít muỗi tấn công, cây nhiễm bệnh làm khô héo cành, lá. Các huyện bị thiệt hại nhiều là Đồng Phú, khoảng 40% diện tích trong tổng số hơn 14.300ha điều bị dịch bệnh; Phú Riềng hơn 10.000ha, TX Đồng Xoài, TX Phước Long có hàng trăm ha điều bị sâu bệnh gây hại…

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Bình Phước, năng suất, sản lượng điều năm 2017 của tỉnh giảm gần 38% so với niên vụ trước. Nặng nhất là Bù Đăng, giảm 46% và Bù Gia Mập giảm 51%. Nguyên nhân do đầu năm 2017 xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa trùng vào thời điểm cây điều ra hoa thụ phấn. Mưa nhiều làm tăng độ ẩm dẫn đến nấm gây bệnh thán thư, bọ xít muỗi phát triển, phát tán mạnh gây hại trên chồi, lá non.

Trong số gần 46.600ha điều bị nhiễm bệnh, có đến 32.000ha canh tác theo lối quảng canh. Trước tình hình này, Tỉnh ủy Bình Phước đã có công văn chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thị xã về việc triển khai hỗ trợ nông dân trồng điều năm 2017. Cụ thể, hỗ trợ thuốc và phân bón cây điều bị thiệt hại cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ đạo hệ thống ngân hàng trong tỉnh khoanh nợ, giãn nợ, ưu tiên nguồn vốn cho nông dân vay khắc phục vườn điều.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo, cần khẩn trương xử lý, khắc phục diện tích điều bị hư hại do bọ xít muỗi và nhiều nguyên nhân nhiễm bệnh khác để giảm bớt thiệt hại. Huy động các đoàn thể, công an, quân đội vào cuộc hỗ trợ nông dân khắc phục vườn điều bị nhiễm bệnh, không để phát sinh hộ đói do mất mùa.

Tính đến cuối năm 2016, diện tích điều toàn tỉnh là 173.849ha. Kim ngạch xuất khẩu điều năm 2016 đạt 500 triệu USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đóng góp gần 25% GDP nông nghiệp. Có 50 ngàn lao động được giải quyết việc làm, góp phần ổn định cuộc sống cho 71.612 hộ trồng điều.

Các biện pháp giảm thiệt hại cho bà con

Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo biện pháp sử dụng nông dược can thiệp khi bọ xít muỗi có mật độ cao theo nguyên tắc “4 đúng” đã ghi trong Quy trình phòng trừ bọ xít muỗi và diệt nấm gây bệnh thán thư. Cụ thể dùng một trong các thuốc có hoạt chất citrus oil (MAP Green 6SL…); alpha – cypermethrin (alfathrin 5EC, FM-Tox 25EC, Motox 5EC…); chlorpyrifos ethyl + cypermethrin (tungcydan 60EC, dragoannong 585EC…); cypermethrin (wamtox 100EC, tungrin 25EC, sherbush 5EC, 10EC…); permethrin (peran 50EC, permecide 50EC…), liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Sử dụng bình phun động cơ thổi gió hoặc máy tạo sương mù, khói để phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) theo cơ chế tác động tiếp xúc hoặc xông hơi. Phun thuốc vào thời điểm cây chuẩn bị ra tượt non, tạo phát hoa. Phun theo hình xoáy trôn ốc từ xung quanh vườn vào trong và phun ướt đều tán cây. Phun trừ bọ xít muỗi cư trú trong các bụi rậm, đường cây phân lô vườn điều.

Tiến hành phun thuốc vào sáng sớm (6 – 9h) hoặc chiều mát (sau 16 h). Trường hợp vườn điều đang nở hoa thì nên phun từ 9 giờ sáng sau khi hoa điều thụ phấn.

Phun một trong các loại thuốc diệt mầm bệnh thán thư có hoạt chất citrus oil (MAP Green 6SL…), copper hydroxide (dupontTM kocide 46.1 WG…), cuprous oxide (norshield 86.2WG…), copper oxychloride + kasugamycin (new kasuran 16.6WP…), hexaconazole (tungvil 5SC, 10SC…) vào thời điểm cây điều ra chồi non, nụ hoa, quả non. Phun ướt đều tán cây; nếu ẩm độ không khí cao và kéo dài thì phun lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày.

Về phân bón, kết hợp bón 2 – 3 kg vôi bột, 2 – 3 kg phân lân cho 1 gốc cây là rất cần thiết.

Sau khoảng 1 tuần, bón khoảng 500 – 600 gr phân NPK 16-16-8-6S+TE/gốc, tưới đủ nước, trước khi kết thúc mùa mưa ta lại bón một đợt phân Đầu Trâu như vậy để cây có điều kiện phân hoá hoa trong mùa khô.

Nếu sử dụng Đầu Trâu 16-16-16+TE thì bón mỗi gốc 500 – 700 gr. Nếu không có, ta có thể sử dụng một trong các loại phân sau để bón cũng đều rất tốt: Đầu Trâu AT3 (14-10-17), Đầu Trâu cao su kinh doanh: 16-6-18+TE, Đầu Trâu cây điều 16-8-16, Đầu Trâu hồ tiêu kinh doanh NPK 19-9-19+TE.
Các loại phân này liều bón tương đương với loại NPK 16-16-16+TE.

Theo LĐO


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bình Phước khắc phục vườn điều bị sâu hại
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.