Brazil: Phát hiện mỏ kim cương tiền sử khổng lồ nằm sâu trong lòng đất

Ngọc Ánh (t/h)|19/08/2019 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các nhà khoa học đã tìm thấy một kho kim cương “siêu sâu” từ hàng trăm dặm bên dưới bề mặt trái đất thông qua một vụ phun trào núi lửa rất lớn ở Brazil.

Mới đây người dân địa phương bất ngờ tìm thấy kim cương bên trong khu vực Juina của Brazil và nhiều khả năng chúng được phát lộ sau các vụ phun trào núi lửa xuất phát từ độ sâu 362 km đến 659 km.

Theo các chuyên gia địa chất, một vụ phun trào núi lửa cực mạnh tại khu vực này của Brazil đã đưa kim cương lên trên bề mặt.

Sự phát hiện này đã cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu các loại khí nằm trong kim cương. Họ mô tả viên kim cương này là “viên nang hoàn hảo của thời gian” và từ đó có được những hiểu biết giá trị về những năm đầu hình thành nên hành tinh chúng ta. Đồng thời cũng xác nhận một giả thuyết lâu nay về sự tồn tại của một khu vực chuyển tiếp “vốn không bị xáo trộn” giữa lõi và vỏ trái đất.

“Chúng tôi đã có thể chiết xuất khí heli từ 23 viên kim cương nằm ở độ siêu sâu thuộc vùng Juina, Brazil. Chúng thể hiện thành phần đồng vị đặc trưng mà chúng tôi dự đoán nó có từ một kho tàng cổ đại, xác nhận rằng các khí đó là dấu tích của một thời điểm trước khi mặt trăng và trái đất va chạm”- TS Suzette Timmerman, ĐH Quốc gia Úc, cho biết.

Các nhà khoa học phát hiện dấu vết của mỏ kim cương từ núi lửa phun trào ở Juina, Brazil

Theo The Sun, mỏ kim cương này được các nhà khoa học tìm thấy ở độ sâu tới 400km, bên dưới lớp vỏ Trái đất. Các nhà khoa học tìm thấy dấu vết của mỏ kim cương ở bên dưới lãnh thổ Brazil, nhưng cũng có thể tồn tại nhiều mỏ kim cương như vậy ở các nơi khác.

Mỏ kim cương này ước tính đã tồn tại được hàng tỉ năm và các nhà khoa học chưa biết vì sao chúng lại nằm ở độ sâu đáng kể như vậy. Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh, Canada, Úc và Brazil thực hiện, khi phân tích thành phần hóa học hình thành nên kim cương, phun ra từ ngọn núi lửa ở khu vực Juina, Brazil.

Các nhà khoa học không loại trừ mỏ kim cương có tuổi đời như Mặt trăng, thậm chí có thể đã xuất hiện từ những giai đoạn đầu hình thành nên Trái đất, cách đây 4,5 tỉ năm.

“Điều này có nghĩa là kho báu này còn sót lại từ lúc bắt đầu hình thành trái đất”- TS Timmerman nói.

GS Matthew Jackson của ĐH California, TP Santa Barbara- người không tham gia nghiên cứu, lưu ý rằng “công trình này là một bước quan trọng để tìm hiểu các kho chứa này và chỉ ra con đường nghiên cứu sâu hơn”.

Các nhà khoa học dự kiến ​​sẽ trình bày những phát hiện của họ tại Hội nghị Goldschmidt ở TP Barcelona vào cuối tháng này.

Ngọc Ánh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Brazil: Phát hiện mỏ kim cương tiền sử khổng lồ nằm sâu trong lòng đất
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.