Các loài ngoại lai xâm hại gây thiệt hại kinh tế và đa dạng sinh học

09/07/2019 10:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Theo thống kê của Bộ tài nguyên và Môi trường, có hơn 40 tỉnh, thành cả nước có sự xuất hiện của các loài ngoại lai xâm hại như: Ốc bươu vàng, mai dương…

Sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học ở trên toàn cầu, ảnh hưởng tới sự phát triển nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cả tới sức khỏe con người.

Một trong những bài học đắt giá về SVNLXH tại Việt Nam chính là ốc bươu vàng, rùa tai đỏ….

Có thể thấy, đại dịchốc bươu vàng hiện nay đã có mặt khắp cả nước, khiến cho ngành nông nghiệp điêu đứng. Mặc dù, khi đưa loài ngoại lai này về, xác định mục đích phát triển kinh tế.

Thống kê cho thấy, hiện cây mai dương có mặt ở 42/63 tỉnh, thành. Loài rùa tai đỏ quốc tế cảnh báo là loài xâm hại nguy hiểm nhưng vẫn được nuôi ở Việt Nam. Gần đây nhất đó là vụ tôm hùm nước ngọt thuộc danh mục loài ngoại lai cónguy cơ xâm hại đã được một số đối tượng đưa vào Việt Nam nhân giống.

Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Hoàng Thị Thanh Nhàn cho biết, nhiềuloài ngoại lai xâm hại đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và tổn thất kinh tế.

Vì vậy, theo các chuyên gia thì cuộc chiến chống cácloài ngoại lai xâm hại ở nước ta hiện nay cần có nhiều giải pháp đủ mạnh và đồng bộ. Trước hết, cần tăng cường xử phạt vi phạm, quản lý, tuyên truyền tác hại của các loài ngoại lai có hại.

Đồng thời, ngăn chặn kịp thời sinh vật ngoại lai ngay từ cửa khẩu Việt Nam. Cần có các chế tài đủ mạnh để xử lý các đối tượng kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ.

Cảnh báo sinh vật ngoại lai xâm hại tại Việt Nam

Theo bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đối với các sinh vật ngoại lai mà xâm lại một khi nó đã thiết lập quần thể và phát triển trong tự nhiên thì rất khó khăn để loại bỏ hoàn toàn.
Ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cá lau kính, chồn nhung đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều năm trước, nạn ốc bươu vàng đã bùng phát trên phạm vi cả nước gây ảnh hưởng đến hơn 8.500 ha lúa, hơn 6.000 ha ao hồ và hàng trăm km sông ngòi, kênh, mương. Để diệt ốc bươu vàng, tổ chức nông lương thế giới đã phải viện trợ khẩn cấp hơn 250.000 USD, còn cả nước đã phải huy động lực lượng và chi phí lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Có thể thấy, sinh vật ngoại lai đang là vấn đề đáng lo ngại. Với số lượng ngày càng lớn, nhưng do không được kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ, đã để xảy ra tình trạng bùng phát trong tự nhiên và gây ra tác hại nặng nề.
Thực tế cho thấy công tác quản lý sinh vật ngoại lai cũng rất phức tạp do không thể nhìn thấy ngay tác hại và quan trọng hơn là khó để tiêu diệt hoàn toàn sinh vật ngoại lai một khi đã xâm nhập. Thậm chí, công tác này cũng vô cùng tốn kém. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm soát đầu vào sinh vật ngoại lai chặt chẽ. Đó không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng mà là của toàn dân.
Tú Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các loài ngoại lai xâm hại gây thiệt hại kinh tế và đa dạng sinh học