Cầu dành cho người đi bộ ở Hà Nội "có cũng như không"

Hoàng Bằng|31/03/2023 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Những chiếc cầu dành riêng cho người đi bộ ở Hà Nội dường như có cũng như không, khi người dân luôn giữ thói quen băng qua đường mặc cho dòng phương tiện dày đặc cả những khung giờ cao điểm.

cau-di-bo-3-.jpg

Nhằm hạn chế ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm ở một số tuyến đường, phố nội đô, đồng thời giúp người đi bộ an toàn khi đi qua đường, những năm qua Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhiều cầu vượt đi bộ, hầm bộ hành.

cau-di-bo-4-.jpeg

Thế nhưng một thực tế đáng buồn hiện nay là nhiều người đi bộ ngó lơ cầu vượt, hầm bộ hành, bất chấp nguy hiểm, cắt ngang dòng phương tiện dày đặc để qua đường.

cau-di-bo-5-.jpg

Theo ghi nhận của PV, tại các tuyến đường Nguyễn Văn Huyên, Chùa Hà, Trần Quốc Hoàn,... có nhiều cầu vượt, hầm đường bộ được xây dựng hàng tỷ đồng dành cho người đi bộ nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp.

cau-di-bo-1-.jpg

Có mặt tại cầu đi bộ Nguyễn Văn Huyên vào giờ cao điểm lúc chiều tối, trong vòng 30 phút, PV không thấy một bóng người qua lại. Do ít được sử dụng và tác động của nắng, mưa, mặt cầu, cầu thang lên xuống nhiều chỗ đã gỉ sét.

cau-di-bo-6-.jpg

Dù có cầu, nhưng chẳng ai tận dụng để đi qua đường, còn phần dưới chân cầu, người dân lại bất chấp nguy hiểm để băng qua đường.

cau-di-bo-8-.jpg

Trong khi điểm cầu vượt này có nhiều xe limousine đi liên tỉnh, điểm xe buýt, xe máy qua lại.

cau-di-bo-5-.jpeg

Nằm ngay cạnh công viên Nghĩa Đô – nhiều người đi tập thể dục về vùn vụt băng qua đường, mặc cho nguy hiểm khi có cầu đi bộ ngay trên đầu.

cau-di-bo-13.jpg

Lý do băng qua đường mà không dùng đến cầu vượt của nhiều người cũng khác nhau.

cau-di-bo-4-.jpg

Anh Nguyễn Công Tuấn(Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Để qua đường một cách nhanh chóng, đỡ phải leo cầu đi bộ thì có lúc vắng xe tôi cũng đi bộ sang đường cho nhanh".

cau-di-bo-1-.jpeg

Tại cầu đi bộ đường chùa Hà cũng diễn ra tình trạng tương tự.

cau-di-bo-2-.jpeg

Phớt lờ cầu bộ, học sinh Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng và Tiểu học cơ sở Dịch Vọng thản nhiên di chuyển dưới lòng đường.

cau-di-bo-12.jpeg

Dù vào thời gian tan học, phụ huynh đến đón con đông, xe cộ qua lại nườm nượp, thế nhưng nhiều bạn học sinh vẫn vụt qua đường.

cau-di-bo-7-.jpg

Việc băng ngang qua đường khi các phương tiện đang di chuyển tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

cau-di-bo-10-.jpg

Tương tự, tại cầu đi bộ đường Trần Quốc Hoàn, kế bên là trường học, nhiều học sinh bất chấp nguy hiểm để băng qua đường nhanh hơn.

cau-di-bo-11-.jpg

Một người bán hàng nước gần chân cầu đi bộ cho biết: “Việc người đi bộ băng qua đường hàng ngày là chuyện bình thường, nhiều lúc xe đi nhanh không kịp phanh đâm vào đi bộ là chuyện không phải là hiếm. Tôi thấy nguy hiểm lắm, nên đi trên cầu đi bộ cho an toàn”.

cau-di-bo-9-.jpg

Ở các tuyến đường khác, nhiều người lựa chọn giải pháp băng cắt giữa các dòng phương tiện, thản nhiên di chuyển dưới lòng đường… phớt lờ cây cầu dành cho người đi bộ cách đó chỉ vài bước chân.

cau-di-bo-2-.jpg

Theo Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 60 đến 100 nghìn đồng đối với các hành vi vi phạm: Không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn, quy định, người đi bộ sai nơi quy định sẽ bị xử phạt từ 60.000 - 100.000 đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cầu dành cho người đi bộ ở Hà Nội "có cũng như không"