COP29 đạt thỏa thuận về quy tắc giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
Tín chỉ carbon được tạo ra thông qua các dự án trồng cây hoặc xây dựng trang trại gió ở một quốc gia nghèo hơn, nơi nhận được tín chỉ cho mỗi tấn khí thải được loại bỏ hoặc giảm phát thải vào khí quyển. Các quốc gia và công ty có thể mua các tín chỉ đó nhằm đạt mục tiêu khí hậu của họ.
Các quốc gia tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra từ ngày 11-22/11 ở Azerbaijan đã nhất trí về các quy tắc mua bán tín chỉ carbon trên thị trường toàn cầu.
Thỏa được thuận này đã được ký kết sau khoảng 1 tập kỷ đàm phán, xoay quanh cách thức đảm bảo tính uy tín trong hệ thống, hướng tới việc giảm thải khí nhà kính. Ngoài ra, thỏa thuận được kỳ vọng sẽ thu hút hàng tỷ USD vào các dự án ngăn chặn tình trạng nóng lên của trái đất.
Tín chỉ carbon được tạo ra thông qua các dự án trồng cây hoặc xây dựng trang trại gió ở một quốc gia nghèo hơn, nơi nhận được tín chỉ cho mỗi tấn khí thải được loại bỏ hoặc giảm phát thải vào khí quyển. Các quốc gia và công ty có thể mua các tín chỉ đó nhằm đạt mục tiêu khí hậu của họ.
Thỏa thuận giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu cho phép hệ thống thương mại tập trung của Liên Hợp Quốc được triển khai sớm nhất vào năm tới, các nhà đàm phán đã dành phần lớn thời gian để cố gắng thống nhất các chi tiết về một hệ thống song phương riêng biệt để các quốc gia có thể giao dịch trực tiếp.
Một số vướng mắc trên bàn đàm phán tại Hội nghị COP29 là cách thức xây dựng sổ đăng ký theo dõi tín chỉ, lượng thông tin nên chia sẻ và hướng xử lý khi các dự án cấp tín chỉ carbon gặp trục trặc.
Chủ tịch COP29 đã công bố một dự thảo thỏa thuận trước khi ký kết, trong đó đề xuất cho phép một số quốc gia phát hành tín chỉ carbon thông qua một hệ thống đăng ký riêng, mà không cần có sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc.
Dẫu vậy, Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Liên Hợp Quốc giám sát chặt chẽ hơn và minh bạch hơn về thương mại carbon giữa các quốc gia, cho rằng dịch vụ đăng ký cho các quốc gia không đủ khả năng phát hành sổ cái riêng và theo dõi tín dụng.
Trong khi đó, Mỹ cũng khẳng định một giao dịch chỉ ghi trên sổ đăng ký như vậy không đủ điều kiện để tính là có sự chứng thực của Liên Hợp Quốc.
Các quốc gia sau đó thống nhất rằng sổ đăng ký sẽ không xác định chất lượng của khoản tín dụng hoặc chứng thực cho các đơn vị phát hành.
Thực tế, hoạt động thương mại song phương về tín chỉ carbon đã bắt đầu vào tháng 1, khi Thụy Sĩ mua tín chỉ carbon từ Thái Lan và hàng chục quốc gia khác đã đạt được thỏa thuận chuyển giao tín chỉ carbon.
Nhưng những thỏa thuận đó vẫn còn hạn chế và việc đạt được sự cân bằng hợp lý trong một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy dòng giao dịch tăng lên.
Hiệp hội thương mại khí thải quốc tế (IETA) cho biết, một thị trường giao dịch tín chỉ carbon do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn có thể đạt quy mô 250 tỷ USD một năm vào năm 2030 và giúp bù đắp thêm 5 tỷ tấn khí thải carbon mỗi năm.