Sử dụng nhựa đã ăn sâu vào cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với những người ở một thành phố như Hồng Kông, nơi các mặt hàng sử dụng một lần là phổ biến.
Ví dụ, biển và đại dương của chúng ta đầy những mảnh vụn nhựa biển. Nó được ăn sâu rộng bởi sinh vật biển, và sau đó cũng bởi chính con người. Các nghiên cứu đã tìm thấy microplastic – những mảnh nhựa nhỏ chủ yếu được phân hủy từ các mảnh vụn lớn hơn trong muối ăn, nước đóng chai và hải sản. Tháng trước, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường ước tính rằng một người Mỹ trưởng thành tiêu thụ ít nhất 39.000 hạt microplastic mỗi năm.
Rác thải nhựa tràn lan trên bãi biển.
Cuộc sống “nói không với nhựa” đã thay đổi thói quen gia đình như thế nào?
Nếu mở tủ lạnh nhà Adriane Rysz, một thứ sẽ đập ngay vào mắt bạn: Trong đó không hề có một bao bì nilon nào; tất cả đồ ăn đều được đựng trong hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa tái sử dụng được.
Đã 3 tháng trôi qua kể từ khi Rysz cùng gia đình 5 người của cô và 1 người giúp việc tập “nói không với đồ nhựa”. Nhờ chiến dịch này, thói quen tiêu dùng và mua sắm thực phẩm của gia đình đã hoàn toàn thay đổi.
Gia đình Rysz quyết định thực hiện chiến dịch “không có nhựa”
Sống ở Hồng Kông được 8 năm, Rysz không thể quên được lần đầu bước chân vào siêu thị khi mới bắt đầu thử thách. Lúc đó, cô đã bị choáng ngợp.
“Tất cả những gì tôi nhìn thấy khi đứng ở giữa các kệ hàng là hàng dãy và hàng dãy đồ nhựa”, cô nói.
Không nản lòng trước sự thiếu lựa chọn, Rysz, cùng với người giúp việc Ginalyn Venus, siêng năng tìm kiếm các sản phẩm không có nhựa. Họ chủ yếu tập trung vào thực phẩm được đóng gói trong hộp và lọ, và thịt nguội và phô mai trong giấy gói.
Venus bắt đầu mang các hộp đựng bằng thủy tinh đi chợ, qua cửa hàng tạp hóa để lấy thịt, trái cây và rau quả. Chẳng mấy chốc, những người bán thịt và những người bán hàng khác đã làm quen với cô.
Mặc dù rất cồng kềnh, nhưng nó thực sự đã giúp công việc của cô dễ dàng hơn,. Từ đó mang theo hộp đựng thức ăn bằng thủy tinh đã trở thành thói quen của gia đình Rysz mỗi khi đi mua đồ tạp hóa, đi chợ hay siêu thị.
Hộp đựng đồ ăn của nhà Rysz.
Thay đổi cả việc tiêu thụ thực phẩm, Venus đã làm sữa chua tại nhà. Gia đình đã ngừng mua bánh quy và đồ ăn nhẹ, đồ ăn sẵn. Đáng ngạc nhiên, thay vì phàn nàn, những đứa trẻ dường như đã quên đi tất cả những đồ ăn nhẹ mà chúng đã từng mua.
“Nếu sản phẩm chúng tôi muốn mua chỉ đựng trong đồ nhựa, chúng tôi sẽ loại bỏ nó.” – Rysz giải thích.
Loại bỏ nhựa đồng nghĩa với việc phải từ bỏ một số sản phẩm yêu thích.
Anthony Dixon, chồng của Rysz chia sẻ: “Suốt 30 năm qua, mỗi tháng tôi đều mua 1 lọ kem cạo râu và 1 lọ lăn khử mùi. Và cũng suốt 30 năm qua, tôi đã vứt đi hàng đống lọ nhựa không thể tái chế được như vậy,” ông bổ sung. “Giờ đây, tôi lại tìm đến thứ mà cha mình đã sử dụng ngày xưa. Đó là 1 bánh xà phòng cạo râu và 1 chiếc bàn chải. Như vậy, tôi không cần phải vứt đi thứ gì hết.”
Lũ trẻ cũng phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn khó khăn. Cô bé Charlotte (13 tuổi) thường mang theo cơm trưa đến trường, nhưng thỉnh thoảng cũng mua đồ ăn vặt ở căng tin.
“Cái nào cũng bọc bằng bao bì nilon, nên cháu chỉ có thể mua được một số thứ nhất định. Nếu mua đồ ăn vặt, cháu sẽ phải cẩn thận trước khi mua,” cô bé nói. Tuy nhiên, cô bé rất vui vì thói quen này giúp cô bé khỏe mạnh hơn, “bởi hầu hết đồ ăn có hại đều có bao bì nilon.”
Tuy nhiên, gia đình nhà Rysz vẫn xả ra một lượng rác thải nhựa. Mỗi tháng, họ sẽ ngồi lại và đi tìm nguồn gốc của chúng, nhằm hạn chế việc sản sinh thêm rác.
Gia đình nhà Rysz đang ngồi xem lại những rác thải nhựa còn lại trong nhà. Ảnh: May Tse
Khi được hỏi về bí quyết hạn chế việc sử dụng nhựa, Rysz nói: “Hãy nhìn thật kỹ những thứ bạn đang mua. Hãy rủ tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia, bắt đầu từ những thứ như rau, củ, quả. Khi tới các cửa hàng, hãy cố gắng không mua các sản phẩm có liên quan đến nhựa.”
Thay vào đó, “hãy bắt đầu từ những sản phẩm vệ sinh cơ thể – dầu gội và dầu xả,” cô gợi ý. Bạn có thể chuyển sang dùng bánh xà phòng hoặc bàn chải đánh răng làm từ tre.
Gia đình cô không hề hối hận khi lựa chọn lối sống này và mong muốn sẽ tiếp tục kéo dài cuộc hành trình này. Rysz hy vọng các bậc phụ huynh khác cũng sẽ tham gia, nhất là vào dịp Halloween năm nay.
Mai Dung (t/h)