(Moitruong.net.vn) – Nếu phương pháp này được nghiên cứu thành công thì có lẽ nỗi lo về rác thải nilon sẽ phần nào được giảm thiểu đi nhiều.
Số lượng chất thải dẻo này lớn đến nỗi các nhà chuyên gia ước tính đến năm 2050, số lượng chất thải từ plastic còn nhiều hơn số cá trên các đại dương.
Giải pháp cho vấn đề này luôn khiến giới khoa học đau đầu. Tuy nhiên tình cờ, một nhà khoa học ở Tây Ban Nha vừa phát hiện con sáp sâu có thể ăn rồi phân hủy sinh học loại nhựa dẻo phổ biến polyethylene.
Trong một lần cố gắng loại bỏ những kẻ ăn bám phiền toái trong những tổ ong của mình, Cô Federica Bertocchini – một người nuôi ong nghiệp dư và cũng là một nhà khoa học đã “nhốt” đám sáp sâu vào trong một cái túi ni lông. Và người này thấy chúng ăn chiếc túi ni lông để chui ra.
Bertocchini cùng hai đồng nghiệp Christopher Howe và Paolo Bombelli từ khoa công nghệ hóa học của trường ĐH Cambridge đã lập một nhóm nghiên cứu để theo dõi thực nghiệm dựa trên những quan sát của nhà nữ khoa học.
Các nhà nghiên cứu đã đặt khoảng 100 con sáp sâu vào một chiếc túi nilon, sau 40 phút, những cái lỗ bắt đầu xuất hiện trên cái bao nilon, và khoảng 12 giờ sau, các nhà khoa học đã thu được 92mg nhựa dẻo đã phân hủy vụn ra.
Có vẻ như vật liệu từ chất dẻo của chiếc túi như không khác gì so với thức ăn tự nhiên của lũ sâu là sáp ong.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng liên kết hóa học trong chất dẻo (plastic) có thể bị phá vỡ thông qua phân tích bằng kính quang phổ. Họ cũng chứng minh được dạng phân tử “monomer” không còn liên kết với nhau – kết quả của việc chuyển hóa sinh học của những con sâu đã biến polyethylene thành ethylene glycol.
Bombelli hy vọng có thể nghiên cứu và sản xuất loại enzyme đặc biệt này theo qui mô lớn để sử dụng trong các giải pháp công nghệ sinh học.
Min Tuế