ĐBSCL: Xâm nhập mặn giảm trên sông, rạch

Minh Anh (T/h)|15/06/2020 05:05
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hiện nay dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL có xu thế tăng, kết hợp mùa mưa đến – đặc biệt trong những ngày qua mưa lớn ở hầu khắp các tỉnh, thành – đã tạo thuận lợi về nguồn nước tưới, nước sinh hoạt, làm mặn nền ở đồng bằng có xu hướng giảm dần từ đầu tháng 6-2020 đến nay.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất hiện đã giảm với ranh 4g/l xâm nhập tại các cửa sông: sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây xâm nhập mặn từ 47km đến 86km (giảm từ 19km đến 29km so với đầu tháng 6-2020); sông Cửa Tiểu, Cửa Đại xâm nhập mặn 28km tại các cửa sông (giảm từ 9km đến 10km so với đầu tháng 6); sông Hàm Luông, Cổ Chiên, sông Hậu xâm nhập mặn từ 21km đến 47km, giảm từ 1km đến 9km so với đầu tháng 6…

Ảnh minh họa

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khuyến cáo các địa phương tiếp tục vận hành hệ thống công trình hợp lý, kiểm soát mặn ở các hệ thống thủy lợi, các cửa lấy nước, nhằm đảm bảo việc tích trữ nước an toàn và bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất trong thời gian mặn còn xâm nhập ở các cửa sông.

Bên cạnh đó, tình hình khô hạn tại khu vực ĐBSCL cũng giảm, mưa vừa đến mưa to xuất hiện hầu hết tại các tỉnh, thành với tổng lượng mưa do được tại Long An là 85,2mm, Bến Tre từ 51,4mm đến 90,8mm, Kiên Giang từ 87,8mm đến 91mm, Sóc Trăng 65,2mm, Cà Mau 156mm, Tiền Giang 99mm, An Giang 12,2mm, Bạc Liêu 126,8mm, Đồng Tháp 76,4mm, TP Cần Thơ 71,8mm, Trà Vinh 36,4mm, Hậu Giang 76mm. Nguồn nước mưa cung cấp đáng kể cho vườn cây ăn trái, sản xuất nông nghiệp và góp phần giảm xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Minh Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
ĐBSCL: Xâm nhập mặn giảm trên sông, rạch