Dịch cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập từ Trung Quốc, Việt Nam họp khẩn

An An (T/h)|21/02/2017 00:54
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, chiều ngày (20/2), Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) đã tổ chức cuộc họp khẩn bàn về phòng chống dịch bệnh cúm A H7N9 tại Hà Nội.

cúm gia cầm

Những diễn biến phức tạp của cúm A H7N9, đặc biệt là hai nước có đường biên giới chung với nước ta là Campuchia, Trung Quốc và nguy cơ bùng phát tại Việt Nam.

Thực trạng diễn biến bệnh dịch, Trung Quốc hiện nay được xem là ổ dịch lớn nhất thế giới và đã có gần 200 ca tử vong, tập trung ở 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đặc biệt hai tỉnh này tiếp giáp Việt Nam.

Đại diện Cục Thú y cho biết, hiện Việt Nam đã lấy hơn 200.000 mẫu xét nghiệm (Trung Quốc lấy 160.000 mẫu) tại trên 100 chợ và các điểm tập kết có nguy cơ xảy ra dịch cao nhưng không phát hiện trường hợp nào dương tính với với virus H7N9.

Cũng tại cuộc họp này, ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục thú y – Bộ NN&PTNT cho biết, ngay trong sáng nay, cơ quan chức năng đã phát hiện một ổ dịch H5N1 tại 3 hộ dân xã Trực Thuận, Trực Ninh, Nam Định, buộc tiêu huỷ hơn 4.600 con vịt. Ngoài ra còn 2 ổ dịch H5N1 tại huyện Phú Đông, tỉnh Bạc Liêu và 1 ổ tại Diễn Châu, Nghệ An.

Cũng trong thời gian này, đã ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo thông tin trên báo Lao Đông, Đại diện Bộ Y tế Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, vấn đề đáng ngại mà chúng ta phải đối mặt chính là virus cúm A H7N9 không biểu hiện rõ trên gia cầm. Gà, vịt khoẻ mạnh nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm virus.

Trước nguy cơn dịch bùng phát, Bộ Y tế yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường kiểm soát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để các ổ dịch nếu có, đồng thời chia sẻ thông tin với các sở y tế.

Các ngành công thương, nông nghiệp phát triển nông thôn, công an, bộ đội biên phòng tăng cường kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép.

Đặc biệt, ngành y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp cấp tại các cửa khẩu, các cơ sở y tế và cộng đồng.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y, chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra.

Ngoài ra, các cơ quan thông tin và truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng, chống dịch, ngăn ngừa cúm gia cầm lây sang người, thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế…

An An (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Dịch cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập từ Trung Quốc, Việt Nam họp khẩn
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.