“Điểm danh” vật liệu xây dựng xanh “làm mưa làm gió” trên thị trường

An An (T/h)|22/10/2017 07:58
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tre vật liệu xanh được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng

(Moitruong.net.vn) – Hiện nay, vật liệu xây dựng xanh ngày càng phổ biến. Vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường đó là tiêu chí khiến cho khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng xanh hơn là sản phẩm vật liệu xây dựng truyền thống.

Vật liệu xanh – Xu hướng của tương lai

Sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được nhiều điện năng tiêu thụ hơn khi đưa vào sử dụng.

Nhà nước đã hoàn thiện một số khung quy chuẩn về an toàn tiết kiệm năng lượng đối với công trình xây dựng và cũng đã có một số điều cấm đối với vật liệu gây hại cho sức khỏe như amiăng hoặc đã hạn chế được gạch đất sét nung bằng lò thủ công. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà đầu tư khi xây dựng công trình sử dụng hoặc cố tình sử dụng vật liệu “không sạch” vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề môi trường.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Tiếp đó, Bộ Xây dựng đã có Quyết định ban hành Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”.

Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu này thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 – 25% vào năm 2015 và 30 – 40% vào năm 2020 cũng đã được Chính phủ ký quyết định phê duyệt.

5 loại vật liệu xanh được ưu chuộng

Tre

Đây là một loại vật liệu truyền thống đã được đưa vào các công trình xây dựng. Tre sẽ là một loại vật liệu xây dựng đầy hứa hẹn cho các tòa nhà hiện đại là sự kết hợp của sức bền, trọng lượng nhẹ, và tính chất tái tạo nhanh chóng.

Sợi nấm

Mang nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, nấm được trồng nguyên liệu rơm rạ thành khuôn hoặc các dạng khác nhau. Sau đó, nấm được làm khô bằng không khí để tạo ra gạch nhẹ hoặc nặng để phục vụ cho công trình xây dựng.

Kiện rơm

Các kiện rơm được được đặt trong khung cứng để tạo ra các bức tường, thay thế các vật liệu khác như bê tông, gỗ, thạch cao, sợi thủy tinh hoặc đá. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến những ngôi nhà tranh vách đất lợp bằng rơm rạ và tường được làm từ đất sét trộn rơm được đạp nhuyễn của cha ông cha ta trước đây. Các công trình được xây bằng kiện rơm có khả năng cách nhiệt rất cao và giá cả rất cạnh tranh.

Gỗ ốp tường xanh

Một số vật liệu như gỗ Weathertex của Úc được sản xuất theo công nghệ ép bằng áp suất hơi nước, gỗ được ép từ vụn gỗ – xay từ nhánh cây, cành cây tận thu. Thành phần vụn gỗ chiếm 97% và 3% là chất kết dính. Loại gỗ này được sản xuất để làm vách công trình, có những ưu điểm hơn hẳn gỗ tự nhiên như không cong vênh do chịu được môi trường thời tiết ngoài trời, không mối mọt, chống cháy, độ bền cao.

Sản phẩm bảo vệ môi trường này “không sử dụng gỗ rừng tự nhiên mà dùng cây tận thu từ gỗ rừng trồng, có thể tái chế 100%”. Hiện trên thị trường có hai loại ván trong nhà và ngoài trời với nhiều vân gỗ và màu sắc khác nhau. Các chất kết dính không dùng hoá chất, không có tính độc hại.

Vật liệu này còn có kích thước tiêu chuẩn nên việc thi công dễ và nhanh chóng. Trọng lượng nhẹ, thích hợp cho việc nâng tầng.

Xi măng xanh

Xi măng địa polime (Geopolymer), là loại vật liệu xây dựng thân môi trường và đổi mới được phát triển tại Trung tâm Công nghệ Trenchless của trường đại học Công nghệ Louisiana (TTC) – Mỹ, được trưng bày tại triển lãm giao thông tổ chức tại Trung tâm Khoa học Detroit.

Allouche cho biết xi măng địa polime này thu hút được sự chú ý rộng rãi của công chúng tới công nghệ xây dựng xanh mới nổi này. Nếu công chúng nhận thức được rằng có những phương pháp bền vững hơn để xây dựng cầu đường, thì sẽ khiến các cơ quan chính phủ khai thác và thúc đẩy các công nghệ “xanh hơn”. Sự ảnh hưởng như vậy rất thiết yếu đối với các vật liệu mới, ví dụ như xi măng địa polime, để góp phần vượt qua rất nhiều rào cản hành chính tồn tại giữa phòng thí nghiệm với ngành xây dựng.

An An (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
“Điểm danh” vật liệu xây dựng xanh “làm mưa làm gió” trên thị trường
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.