Đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội dự kiến chạy thử nghiệm từ tháng 9/2020

Ngọc Ánh (t/h)|30/01/2020 11:40
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các đoàn tàu dự án chế tạo tại Pháp dự kiến sẽ được đưa về nước vào tháng 7/2020, bắt đầu thử nghiệm từ tháng 9/2020, chạy thử vào tháng 3/2021.

Dự kiến đoàn tàu đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đầu tiên được đưa về nước vào tháng 7/2020 và bắt đầu thử nghiệm động tại dự án từ tháng 9/2020.

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, đơn vị này đang lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự chuẩn bị cho việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội. và các nhà thầu liên quan phối hợp thực hiện.

“Dự án sẽ khai thác trước đoạn 8,5km đi trên cao, từ Nhổn – Cầu Giấy vào tháng 4/2021. Các đoàn tàu dự án được chế tạo tại Pháp và dự kiến đoàn tàu đầu tiên sẽ được đưa về nước vào tháng 7/2020, bắt đầu thử nghiệm động từ tháng 9/2020, chạy thử vào tháng 3/2021”, đại diện Ban Quản lý dự án thông tin và cho biết, số lượng nhân sự, phương án đào tạo sẽ phân chia theo các gói thầu đoạn tuyến trên cao, đoạn đi ngầm, công trình Depot…

Liên quan đến hoạt động dự án trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Ban Quản lý dự án cho biết, từ 23-29/1/2020 (29 tháng Chạp đến hết mùng 5 Tết), các kỹ sư và cán bộ, công nhân của dự án nghỉ Tết theo chế độ chung. Tuy vậy, tại một số nhà ga và công trường trọng điểm của dự án như: nhà ga Đại học Quốc gia Hà Nội, ga Kim Mã, các nhà thầu bố trí bảo vệ và chuyên gia trực Tết 24/24h tại công trường.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội dài 12,5km, gồm 8,5km trên cao và 4km đi ngầm đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội gồm 10 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu được thiết kế thành 4 toa với tổng chiều dài 78,2m, có 94 ghế được phân chia ra các khu vực cho người tàn tật và có thể chở tổng cộng 944 hành khách mỗi chuyến.

Tàu sẽ khai thác với tốc độ thương mại 35km/giờ, tốc độ thiết kế tối đa đạt 80km/giờ (các đoàn tàu metro tại Paris, Berlin,… và các độ thị khác tại châu Á cũng được thiết kế với tốc độ vận hành trên). Đây được coi là tiêu chuẩn thiết kế của các tuyến metro trên thế giới.

Đến nay, khối lượng xây dựng đoạn tuyến trên cao đã đạt khoảng hơn 99% và đang trong giai đoạn tập trung thi công các nhà ga trên cao, công trình Depot.

Ngọc Ánh (t/h)

Bài liên quan
  • Thái Nguyên: Khẳng định vị thế trở thành trung tâm kinh tế phát triển bền vững
    Moitruong.net.vn – Năm 2019, tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH) và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Thái Nguyên đã và đang khẳng định vị thế của một địa phương với nền kinh tế hiện đại, tăng trưởng kinh tế đứng vị trí số 1 trong vùng Trung Du.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội dự kiến chạy thử nghiệm từ tháng 9/2020