Giải pháp "xanh hóa" Hà Nội: Di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi khu dân cư

Hoàng Thơ |08/12/2024 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Hà Nội đang đẩy mạnh nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường ngành Công Thương, trong đó tập trung di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư. Đây không chỉ là bước đi quyết liệt hướng tới "xanh hóa" Thủ đô, mà còn đảm bảo an toàn, sức khỏe cho cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2025.

Theo đó, cùng với duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến công tác bảo vệ môi trường, nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch đó là thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cụm công nghiệp sản xuất, lưu giữ hóa chất tập trung bảo đảm an toàn trong hoạt động hóa chất và các quy định bảo vệ môi trường.

Tiếp tục xây dựng các cụm công nghiệp để tách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng, khu dân cư; xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

105.jpg
Hà Nội đang đẩy mạnh nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường ngành Công Thương, trong đó tập trung di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư (Ảnh minh họa)

Đồng thời, tăng cường công tác ứng dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương; từng bước vận động thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa, góp phần giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường và kinh tế tuần hoàn ngành Công Thương. Thực hiện các giải pháp kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý môi trường cho các ngành công nghiệp theo điều kiện và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ.

Thành phố cũng chỉ đạo sở, ngành liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định quản lý bảo vệ môi trường, giảm nhẹ phát thải nhà kính trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại.

Tham gia đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất, nguồn phát thải, rủi ro, sự cố môi trường của một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... để xây dựng chính sách quản lý, kiểm soát phù hợp.

Để làm tốt việc này, UBND thành phố giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các cụm công nghiệp sản xuất tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp hóa chất bảo đảm an toàn trong hoạt động hóa chất và các quy định bảo vệ môi trường.

Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương theo quy định; phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực công thương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Giải pháp "xanh hóa" Hà Nội: Di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi khu dân cư
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.