[Góc nhìn tuần qua]: Đảm bảo an toàn khi tham gia các lễ hội đầu Xuân

Ban biên tập Moitruong.net.vn|28/01/2023 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Xuân Quý Mão 2023, các lễ hội trên cả nước trở lại sau thời gian dài "nằm im" để phòng, chống dịch COVID-19. Năm nay không khí lễ chùa đầu năm ở khắp mọi nơi đang trở nên nhộn nhịp. Dự kiến, năm nay, số lượng người tham gia các lễ hội truyền thống tại các địa phương có thể tăng đột biến. Các cơ quan chức năng và các địa phương có lễ hội lớn đã lên phương án đảm bảo công tác tổ chức an toàn, vui tươi, lành mạnh và tiết kiệm.

Góc nhìn tuần qua: Đảm bảo an toàn khi tham gia các lễ hội đầu Xuân

Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lễ hội chỉ diễn ra phần lễ còn phần hội đông người tham gia gần như bị hạn chế. Năm nay, các địa phương đều có phương án chuẩn bị tổ chức lễ hội truyền thống và chắc chắn sẽ thu hút được số lượng người khá đông tham gia lễ hội, thậm chí là có thể đột biến về số lượng người tham gia cũng như các hoạt động.

Năm nay, lễ hội chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội - lễ hội lớn nhất cả nước - sẽ được khôi phục hoàn toàn như trước khi xảy ra dịch COVID-19. Điểm nổi bật của lễ hội chùa Hương Xuân Quý Mão là thay đổi từ hình thức vé truyền thống sang mô hình vé điện tử để hạn chế giao dịch tiêu cực, giảm tình trạng chen lấn, tập trung đông người trước quầy vé. Các tiểu ban, tổ liên ngành đã được thành lập để tăng cường kiểm soát an ninh trật tự.

Tại khu di tích đền Trần - Nam Định, mọi phương án chuẩn bị cho lễ Khai ấn đền Trần ngày 14 tháng Giêng đã gần như hoàn tất. Bên cạnh các phương án đảm bảo an ninh, hệ thống xử lý sự cố cháy nổ cũng liên tục được kiểm tra, vận hành thử. Ban tổ chức lễ hội cũng đã xây dựng phương án phát ấn an toàn, văn minh.

Lễ hội Xuân Yên Tử năm nay dự kiến sẽ có hơn 1 triệu phật tử, nhân dân và khách du lịch trong thời gian lễ hội.

Còn lượng khách du lịch đến Ninh Bình trong những ngày qua tăng gấp 7 lần so với dịp Tết Nguyên đán năm ngoái, trong đó có 12.825 lượt khách quốc tế. Một số khu du lịch tiêu biểu đón lượng đông du khách như: Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, khu du lịch Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động; Hang Múa ...

Để đảm bảo an toàn trong các lễ hội Xuân, cần tập trung thực hiện các giải pháp như: Tăng cường kiểm tra công tác tổ chức lễ hội nhằm kịp thời phát hiện những bất cập trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các địa phương. Tổ chức các phương án về trật tự an toàn giao thông, an toàn sông nước, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân và du khách; tổ chức các giải pháp về thực hiện nếp sống văn minh tại các hoạt động lễ hội.

Hướng tới lễ hội Xuân Quý Mão an toàn, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Trung ương Giáo hội Việt Nam đều có công văn yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, phòng ngừa các hiện tượng mê tín dị đoan, không đốt đồ mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. 3 năm đại dịch khiến giá trị của sức khỏe, bình an trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và chính ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân mới làm nên một mùa lễ hội trọn vẹn.

Bài liên quan
  • Góc nhìn tuần qua: An toàn giao thông vui Xuân đón Tết
    Vào thời điểm cuối năm, tình hình trật tự an toàn giao thông sẽ có những diễn biến khá phức tạp do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông dự báo sẽ gia tăng. Để chủ động đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, ngành chức năng đã triển khai nhiều kế hoạch, tăng cường lực lượng, phương tiện với mục tiêu kiềm chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông có thể xảy ra.

(0) Bình luận
Video
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
[Góc nhìn tuần qua]: Đảm bảo an toàn khi tham gia các lễ hội đầu Xuân
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.