Y tế

Hà Nội: 7 trường hợp mắc sởi, thêm 18 ổ dịch sốt xuất huyết tại 8 quận, huyện

Thu Phương 30/09/2024 15:15

Trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết và 18 ổ dịch tại 8 quận, huyện. Về tình hình bệnh sởi cũng ghi nhận thêm 7 trường hợp mắc bệnh sởi, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm 2024 đến nay là 13 ca (trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca bệnh).

Thêm 7 trường hợp mắc sởi

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, thành phố vừa ghi nhận thêm 7 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó có 5 trường hợp chưa được tiêm chủng và 2 trường hợp chưa tiêm đầy đủ vắc xin sởi.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 13 trường hợp mắc sởi; trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca bệnh.

20210823_be-bi-len-soi-1-1e06.jpg
Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây

Trước tình hình số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát các trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Đồng thời, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Bên cạnh đó, CDC thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là ngành Giáo dục để tiến hành rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin sởi của toàn bộ trẻ từ 1 đến 5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố (hoàn thành trong tháng 10-2024). Dựa vào kết quả rà soát này để chuẩn bị triển khai tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi-rubella (MR) cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi chưa tiêm chủng đủ mũi theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND thành phố.

Trước đó, sau khi công bố dịch sởi trên địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ vào cuối tháng 8-2024 với mục đích nâng cao miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch sởi.

Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm, Hệ thống tiêm chủng VNVC là đơn vị dịch vụ chủ lực cùng thành phố Hồ Chí Minh tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em từ 1-10 tuổi nhằm tăng tốc bao phủ vắc xin, rút ngắn thời gian bùng dịch.

Trước đó, từ đầu tháng 9-2024 đến nay, 39 trung tâm tiêm chủng VNVC tại thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm hơn 30 ngàn liều vắc xin có thành phần chống sởi cho trẻ em dưới 10 tuổi. Đây là con số rất ý nghĩa đóng góp cho chiến dịch của thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiểm soát và đẩy lùi dịch sởi năm nay.

tiem-xin-soi-mien-phi-cho-tre-tai-vnvc.jpg
Triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Một người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Người nhiễm vi rút sởi có thể lây nhiễm cho người khác thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những nơi đông người như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, ký túc xá, bệnh viện…

Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi do hệ miễn dịch non yếu và giảm dần kháng thể bảo vệ từ mẹ sau khi sinh ra.

Theo các chuyên gia y tế, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh sởi trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%).

18 ổ dịch sốt xuất huyết tại 8 quận, huyện

Ngày 30-9, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 6 trường hợp so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

20230829093401-51sot-xuat-huyet3.jpg
Thêm 18 ổ dịch sốt xuất huyết tại 8 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông, Thạch Thất, Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Thanh Xuân, Thường Tín, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Phúc Thọ.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 3.530 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 77% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài ra, trong tuần ghi nhận thêm 18 ổ dịch sốt xuất huyết tại 8 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Hoàng Mai, Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai (giảm 5 ổ dịch so với tuần trước đó). Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 183 ổ dịch, hiện còn 34 ổ dịch đang hoạt động.

Sốt xuất huyết gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê… Bệnh có nguy cơ trở nặng vào giai đoạn hết sốt từ ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh khiến người bệnh dễ chủ quan.

Các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn khi mắc sốt xuất huyết là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì… Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, sốt xuất huyết là một trong 10 gánh nặng y tế toàn cầu, xếp mức độ 3 (mức độ cao nhất) về khẩn cấp y tế.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Nội: 7 trường hợp mắc sởi, thêm 18 ổ dịch sốt xuất huyết tại 8 quận, huyện