Hà Nội nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp

An Nhiên (T/h)|25/02/2018 23:29
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cụ thể, ngày 31/5/2017, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.

(Moitruong.net.vn) – Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện trong năm 2018.

Trước khi ban hành Nghị quyết của Thành ủy, năm 2016, các sở, ngành liên quan đã tiến hành thống kê, đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố với lĩnh vực chất thải gồm các nhóm: Phát thải chính trong hoạt động chôn lấp rác thải, đốt chất thải; nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt; hoạt động chăn nuôi gia súc… Trong năm 2017 và 2018, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thống kê phát thải khí nhà kính về lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp…

Để thực hiện tốt nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, công tác truyền thông đã tạo ra bước chuyển biến đáng kể trong nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cán bộ quản lý và nhân dân trên địa bàn thành phố. Từ chỗ có rất ít người quan tâm, đến nay mọi người đã ý thức rằng biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân gây ra diễn biến thất thường của thời tiết, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân; ý thức được các hành vi của cộng đồng là nguyên nhân gián tiếp gây nên biến đổi khí hậu như: Hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường; quá trình đô thị hóa nhanh chóng làm giảm khoảng không gian xanh trong đô thị, tăng hiệu ứng nhà kính…

Triển khai Chương trình hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố, ngoài phát hành tờ rơi, tổ chức hội nghị, tư vấn, các sở, ngành thành phố đã triển khai có hiệu quả Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Theo đó, đã vận động 50 cơ sở tham gia công nhận danh hiệu cơ sở sử dụng năng lượng xanh, có 17 cơ sở đăng ký nộp hồ sơ công nhận danh hiệu cơ sở sử dụng năng lượng xanh; đa dạng các hình thức tuyên truyền phổ biến về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn như: phát hành tờ rơi, phóng sự, hội thảo giới thiệu những kiến thức cơ bản về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường…

Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường thông qua phương tiện thông tin đại chúng; hướng dẫn các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn thành phố thực hiện trách nhiệm theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

An Nhiên (T/h)

Bài liên quan
  • Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu
    Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là vấn đề bức thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam thì xu thế phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn đã và đang được nhiều quốc gia hướng tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Nội nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.