Với chiều dài hơn 113 km, Dự án thành phần xây dựng cao tốc đi trên cao đường Vành đai 4 qua địa bàn 3 tỉnh thành là Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh; điểm đầu thuộc địa phận xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; điểm cuối tại cao tốc Nội Bài - Hạ Long, thuộc địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đường được thiết kế cao tốc, vận tốc 100km/h. Giai đoạn hiện nay đầu tư trước 4 làn xe, bề rộng nền đường 17,0m, bề rộng cầu 17,5m (riêng các cầu vượt sông Hồng, sông Đuống có bề rộng cầu 24,5m để bố trí thêm 2 làn xe máy và xe thô sơ qua cầu tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân). Trên tuyến sẽ được đầu tư xây dựng 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh.
Đường cao tốc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được thiết kế với vận tốc 100km/h. Giai đoạn đầu dự án làm 4 làn xe, bề rộng đường 17,0m, bề rộng cầu 17,5m. Riêng các cầu vượt sông Hồng, sông Đuống có bề rộng cầu 24,5m để bố trí thêm 2 làn xe máy và xe thô sơ qua cầu tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân. Trên tuyến sẽ được đầu tư xây dựng 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh.
Trước đó, sáng 25/6/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát động lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Tuyến đường có chiều dài 112,8 km, đi qua 3 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên với tổng mức đầu tư 86.000 tỷ đồng.
Tháng 6/2022, Quốc hội thông qua cũng đã nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Dự án sẽ được đầu tư xây dựng 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh. Trong đó 5 nút trên địa bàn TP Hà Nội; 2 nút trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; 1 nút trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, dự án đầu tư xây dựng 7 nhánh lên xuống kết nối với đường song hành hai bên. Tổng mức đầu tư của dự án là 56.500 tỷ đồng, huy động bằng hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP).
Tiến độ dự án được chuẩn bị đầu tư năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào sử dụng năm 2027. Với tổng mức đầu tư của dự án là 56.293 tỷ đồng.