Theo đó, phương án kiến trúc cầu đạt giải Nhất có mã số THĐ12 là phương án được UBND thành phố Hà Nội chọn triển khai lập dự án đầu tư, thi công xây dựng. Cầu Trần Hưng Đạo sử dụng kết cấu cầu chính dạng vòm thép, sơ đồ nhịp 150m x 6. Ý tưởng kiến trúc tạo một cây cầu biểu tượng mới của trung tâm Hà Nội với hai đường cong lượn sóng, kết cấu vòm chính là 2 đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình mang biểu tượng vô cực.
Cầu Trần Hưng Đạo nằm giữa phạm vi cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy, kết nối phố Trần Hưng Đạo tại khu vực các quận Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng sang đường Nguyễn Văn Linh, Vũ Đức Thận, quận Long Biên.
Phạm vi nghiên cứu có điểm đầu tại ngã năm giao giữa các tuyến phố Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông – Tăng Bạt Hổ – Hàn Thuyên, điểm cuối tại nút giao với đường Nguyễn Văn Linh, Vũ Đức Thận, chiều dài khoảng 5,5km.
Về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, đây là công trình giao thông cấp đặc biệt.
Khổ thông thuyền đáp ứng tiêu chuẩn cấp II theo quy hoạch với kích thước BxH = 50 x 95m. Cầu gồm 6 làn xe cơ giới, các làn xe hỗn hợp, xe thô sơ và hè đi bộ hai bên. Vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ.
Về các phương án kiến trúc đạt giải, phương án đạt giải Nhất có mã số THĐ12 với hình dáng kiến trúc sử dụng kết cấu cầu chính dạng vòm thép, sơ đồ nhịp 150mx6 nhịp, chiều dài cầu 900m, mặt cắt ngang cầu tại giữa nhịp rộng 40,66m, tại trụ cầu rộng 47,76m (6 làn xe cơ giới).
Ý tưởng kiến trúc tạo một cây cầu biểu tượng mới của trung tâm Hà Nội với hai đường cong lượn sóng bên bờ sông Hồng, kết cấu vòm chính là 2 đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình mang biểu tượng vô cực.