Trước đó, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày người dân đốt tới 528 tấn than tổ ong. Đây là một trong những lý do khiến không khí Hà Nội trở nên ô nhiễm.
Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội ông Vũ Đăng Định đưa ra 12 yếu tố dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện tại của Hà Nội. Cụ thể là do khí thải xe máy, đun bếp than tổ ong/bếp củi vẫn tiếp diễn; vật liệu và quản lý phá dỡ công trình xây dựng vận chuyển phá dỡ chưa kiểm soát được bụi; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ trại chăn nuôi gia súc gia cầm; đốt rơm rạ; thu gom rác thải ô nhiễm ao hồ lâu năm, bùn thải; khói bụi từ các vùng lân cận; tác động của thời tiết chuyển mùa.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng than tổ ong
Về giải pháp, người phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội liệt kê 12 nguyên nhân khác nhau dẫn đến ô nhiễm trên địa bàn như: khí thải phương tiện giao thông, người dân đốt than tổ ong, bếp củi, vật liệu phá dỡ công trình, tình trạng đốt rơm rạ, ô nhiễm sông hồ, trại chăn nuôi, tác động do khí hậu chuyển mùa…
Để cải thiện môi trường không khí, theo ông Định, thành phố đã đưa ra 19 giải pháp, trong đó, có tổ chức lắp đặt các trạm quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn thải ô nhiễm môi trường; Thay đổi việc thu gom rác thải hàng ngày từ thủ công sang hoàn toàn bằng xe quét, hút bụi; xử lý ô nhiễm ao hồ ngoại; xây dựng kế hoạch vận đọng đến 31/12/2020 không còn hộ xử dụng bếp than tổ ong; triển khai xây dựng nhà máy xử lý bùn, xử lý rác thải bằng công nghệ đốt, phát điện.
Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, xử lý xe chở vật liệu xây dựng cho các công trình; triển khai “cánh đồng không đốt rơm rạ”; phát triển giao thông vận tải theo hướng sử dụng vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân… Ông Vũ Đăng Định khuyến cáo người dân đi ra đường nên “đeo khẩu trang bảo vệ sức khỏe”.
Hiện nay, Hà nội đã có các trạm quan trắc hoạt động từ 2017. Mục tiêu đến 2020 lắp được 20 trạm cố định và 1 trạm quan trắc lưu động để đi đánh giá những vùng bị ô nhiễm. Ngoài ra còn 12 trạm tiếp tục lắp đặt, nâng tổng số trạm quan trắc đến 2020 đạt 32 trạm quan trắc không khí, trong đó 20 trạm cố định là những trạm quy chuẩn tiêu chuẩn để công bố các kết quả, đánh giá và nghiên cứu các vấn đề về chỉ số ô nhiễm.
Minh Anh (T/h)