Theo đó, các mục tiêu đặt ra là: Vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả, phấn đấu năm 2024 đạt từ 22-25%; Phấn đấu tiếp tục kiềm chế giảm tai nạn giao thông từ 5% so với năm 2023 trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).
TP Hà Nội cũng đặt mục tiêu giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; kịp thời xử lý những điểm có nguy cơ phát sinh ùn tắc giao thông mới và các điểm đen về tai nạn giao thông.
Hà Nội cũng giao các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, chiến sỹ và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố phải gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
UBND TP Hà Nội yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, chiến sỹ và người lao động phải gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ trìtriển khai xây dựng Đề án “giao thông thông minh” trong tổng thể xây dựng thành phố thông minh; Xây dựng phần mềm quản lý, khai thác hệ thống dữ liệu GPS và hệ thống camera giám sát trên xe của các phương tiện giao thông; Xây dựng bản đồ giao thông số; Xây dựng phần mềm tìm kiếm điểm đỗ thông minh; Tiếp tục triển khai thí điểm thẻ vé liên thông.
UBND TP Hà Nội cũng giao Công an thành phố chủ trì Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”; Giao cho Sở Giao thông Vận tải triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Chú trọng việc thanh, kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực này.