Hà Nội: Vỉa hè, lòng đường bị chiếm dụng gây ảnh hưởng tới người đi bộ

Hoàng Bằng|23/06/2023 18:05
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Mặc dù TP. Hà Nội đã nỗ lực tổng kiểm tra, xử lý lấn chiếm hè phố,nhưng đến nay, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để làm nơi kinh doanh, buôn bán, đỗ xe... vẫn còn nhan nhản trên nhiều tuyến phố khiến người đi bộ đi lại gặp nhiều khó khăn.

W_a1x.jpg

Sau đợt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm về lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nhiều hè phố Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, người dân trên một số tuyến phố đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vỉa hè.

W_a2x.jpg

Tuy nhiên đến nay, nhiều nơi lòng đường và vỉa hè trên các tuyến phố như: Trần Thái Tông, Chùa Hà, Duy Tân, Phạm Văn Đồng, Vũ Phạm Hàm... vẫn còn bị chiếm dụng làm nơi buôn bán, đỗ xe, bãi chứa phế liệu.

W_a3x.jpg

Theo ghi nhận của PV ngày 18/6, trên vỉa hè phố Trần Thái Tông (Q. Cầu Giấy), những đống phế thải vứt tràn ra khỏi vạch kẻ trắng.

W_a4x.jpg

Vật liệu xây dựng đổ tràn ra đường để phục vụ xây dựng công trình trên phố Dịch Vọng Hậu (Q. Cầu Giấy).

W_a5x.jpg

Vỉa hè trở thành nơi trông, giữ xe máy.

W_a6x.jpg

Vỉa hè bị còn bị chiếm dụng trưng bày bán hàng.

W_a7x.jpg

Xe máy đỗ chật kín vỉa hè không còn lối cho người đi bộ.

W_a8x.jpg

Khu vực gần nút giao giữa phố Trần Thái Tông và Thành Thái, ô tô đỗ ngổn ngang trên vỉa hè, lòng đường.

W_a9x.jpg

Tại phố Duy Tân ô tô đậu kín vỉa hè.

W_a10x.jpg

Ô tô đỗ cả dưới lòng đường trên Phố Chùa Hà cạnh công viên Nghĩa Đô (Q. Cầu Giấy).

W_a11x.jpg

Anh Nguyễn Lương (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Nhiều lúc tôi đi bộ phải đi xuống cả lòng đường vì vỉa hè bị xe máy ô tô, hàng quán chiếm dụng chẳng có lối đi. Cũng có thời điểm cơ quan chức năng dẹp vỉa hè, vỉa hè cũng thông thoáng hơn, có lối đi lại, thế nhưng được một thời gian thì đâu lại vào đấy”.

W_a12x.jpg

Trên phố Vũ Phạm Hàm, khuôn viên vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi bán hàng.

W_a13x.jpg

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn còn diễn ra trên khắp tuyến phố khiến người đi bộ phải chật vật luồn lách, thậm chí phải xuống lòng đường để đi.

W_a14x.jpg

Tại phố Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, nhiều ô tô đỗ trên vỉa hè, chật kín đường đi.

W_a15x.jpg

Được biết, vào giữa tháng 3 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có chỉ đạo về việc tăng cường kiểm tra, quản lý sử dụng hè phố, lòng đường. Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm hè phố, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán, để vật liệu xây dựng không đúng quy định.

W_a16x.jpg

Thế nhưng, chỉ sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố một thời ngắn, tình trạng chiếm dụng vỉa hè vẫn diễn ra trên các tuyến phố, gây mất mỹ quan đô thị.

W_a17x.jpg

Việc quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè phải gắn với sinh kế của người dân. Thế nhưng, ý thức của người dân trong việc sử dụng vỉa hè sao cho phù hợp là rất quan trọng. Cơ quan chức năng cần quyết liệt hơn trong việc kiểm tra, xử lý để sớm chấm dứt tình trạng trên.

W_a18x.jpg

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 100/2013/NĐ- CP, tổ chức, cá nhân được sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe có thu phí nhưng phải nộp hồ sơ xin cấp phép; đảm bảo điều kiện vỉa hè đó không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị, phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.

W_a19x.jpg

Mức phạt tối đa đối với hành vi chiếm dụng vỉa hè, lòng đường từ 15 - 20 triệu đồng đối với cá nhân, 30 - 40 triệu đồng đối với tổ chức.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Nội: Vỉa hè, lòng đường bị chiếm dụng gây ảnh hưởng tới người đi bộ
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.