sapo-copy(3).png

TS Nguyễn Quân chia sẻ: Là người Việt Nam chắc chắn ai cũng có mong ước được một lần đến Trường Sa - quần đảo thân yêu, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tôi là người may mắn hơn họ. Thực sự tôi rất tự hào và mãn nguyện khi được ra thăm quân và dân trên đảo Trường Sa.

Tôi đã nhiều lần đến các điểm cực Nam (Cà Mau), cực Bắc (Hà Giang) và cực Đông (Phú Yên) của đất nước, nhưng Mũi Điện (Phú Yên) chỉ là cực Đông trên đất liền, còn cực Đông thực sự chính là quần đảo Trường Sa trên biển Đông. Tôi luôn ao ước có dịp được đặt chân lên những hòn đảo xa, dù là đảo chìm, đảo san hô hay nhà giàn giữa biển khơi - những địa danh tôi đã yêu qua các bài thơ, bài hát và chuyện kể về biển đảo.

anh-1-copy.png

Và dịp may đã đến khi tôi được tham gia đoàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đi Trường Sa cùng đoàn công tác số 9 của Quân chủng Hải quân. Hải trình 6 ngày, 5 đêm lênh đênh trên biển thực sự là kỷ niệm không thể nào quên!, ông Nguyễn Quân tâm sự.

Có đặt chân lên các đảo và Nhà giàn chúng ta mới cảm nhận được tình yêu Tổ quốc một cách chân thực và sâu đậm, thấm thía hơn những bài giảng về lòng yêu nước mà chúng ta được nghe, được cảm nhận qua các bài giảng của các thầy cô giáo khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trước đại dương, con người trở nên bé nhỏ và thấy biển trời Tổ quốc hùng vĩ biết bao. Đặc biệt, được chứng kiến những chiến sĩ Hải quân cầm súng bên các cột mốc chủ quyền, lội nước biển đón các xuồng cập đảo hay trồng rau trên các mảnh vườn lộng gió, trong lòng tôi trào dâng tình cảm khâm phục, yêu mến và thương cảm đến vô cùng. TS. Nguyễn Quân trải lòng: "Với những người quen cuộc sống thị thành phồn hoa, đủ đầy tiện nghi như chúng ta, chỉ một lần ra Trường Sa đã nghĩ mình quá can trường. Nhưng khi được tận mắt thấy các chiến sĩ thân yêu của chúng ta đã hàng nghìn ngày đương đầu với sóng gió, hiểm nguy, có lúc cái chết chỉ cách trong gang tấc mà vẫn vô tư coi đó là cuộc sống thường ngày của họ. Tôi thấy đó mới thật sự là những con người vĩ đại".

TS. Nguyễn Quân kể lại: Trên tàu KN-290, tôi được trò chuyện với nhiều tướng lĩnh quân đội thuộc nhiều quân/binh chủng, tôi rất xúc động khi biết các anh đã đi Trường Sa không chỉ một vài lần, nhiều người cả đời đã gắn bó với biển đảo, thường xuyên xa nhà, thiếu vắng tình cảm gia đình, người thân.

anh-3-copy.png

Tôi nhớ mãi hình ảnh của ba vị tướng trong đoàn công tác gây ấn tượng mạnh với tôi.

Tôi biết Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn đã nhiều năm, vì anh không chỉ là một vị tướng mà còn là một nhà khoa học đã có nhiều kết quả nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực y tế, anh là Thầy thuốc Nhân dân, giám đốc bệnh viện 175, người đã ở tuyến đầu chống dịch Covid-19, những ngày đen tối nhất của TP. Hồ Chí Minh năm 2021, người đã hỗ trợ trạm xá đảo Trường Sa Lớn để nhiều năm qua không có ai bị thiệt mạng vì không được cấp cứu kịp thời kể cả dùng trực thăng đưa thẳng bệnh nhân về bệnh viện 175. Lần này gặp anh tôi lại biết thêm anh còn là một nghệ sĩ tài hoa, tác giả nhiều bài hát và thơ, trong đó có Hành khúc Quân khu 7 mà các nghệ sĩ đoàn văn công Quân khu 7 đã hát vang trên boong tàu tối ngày 6/5 chúc mừng sinh nhật các thành viên đoàn công tác. Đi chuyến này anh vẫn đau đáu việc đầu tư cho trạm xá đảo để bảo vệ sức khỏe bộ đội tốt hơn nữa.

anh-4(1).jpg

Tôi cũng rất ngưỡng mộ Trung tướng Nguyễn Trường Thắng - Tư lệnh Quân khu 7, một vị tướng hòa đồng với lính, có tư chất và dung mạo của một tướng đánh trận, mà tôi từng nói đùa rằng nếu tôi là phụ nữ chắc khó cưỡng nổi sức hấp dẫn của anh: Đẹp trai, cao lớn, nói chuyện có duyên, hát hay, đàn giỏi. Khi đặt chân lên đảo Đá Tây C, nhìn thấy cây đàn ghi-ta anh cầm lên và một cách tự nhiên vừa hát vừa đệm đàn cho các nghệ sĩ đoàn văn công Quân khu 7 hát tặng bộ đội trên đảo mấy bài liền. Tôi dùng điện thoại ghi hình anh đàn hát, về nhà xem đi xem lại vẫn thấy xúc động. Tối ngày 8/5, chúng tôi đợi anh về tàu sau chương trình văn nghệ phục vụ bộ đội và nhân dân đảo Trường Sa Lớn, để chúc mừng sinh nhật anh, anh vui vẻ nói chuyện với chúng tôi hơn nửa giờ dù đã khuya và rất mệt.

anh-2-copy.png

Còn Thiếu tướng chuẩn đô đốc Hải quân Lương Việt Hùng lại hấp dẫn tôi vì sự từng trải và can trường của anh. Vóc dáng nhỏ bé, hiền lành nhưng lúc nào cũng toát lên tình yêu biển đảo và sự gắn bó máu thịt với đồng đội. Anh là người có công xác định vị trí xây dựng chuỗi Nhà giàn DK-1 trên thềm lục địa Việt Nam. Có người gọi anh là “con sói biển” bởi những kinh nghiệm quý giá anh tích lũy được suốt mấy chục năm bám biển. Anh cũng đam mê hoạt động nghiên cứu khoa học và khá am hiểu cơ chế quản lý khoa học ngay từ khi anh làm hiệu trưởng một trường cao đẳng của Quân chủng ở Hải Phòng. Chúng tôi chỉ định thăm anh nhân ngày truyền thống của bộ đội Hải quân 7/5, nhưng anh say sưa tâm sự với chúng tôi suốt 2 tiếng đồng hồ khiến tôi cảm thấy anh thật gần gũi như đã quen từ lâu dù rằng đây là lần đầu gặp anh.

Tôi từng tâm sự với mọi người về tình cảm của tôi với 3 vị tướng này rằng, các anh là ba trong số các tướng lĩnh của quân đội ta, những con người tài năng và bản lĩnh nên quân đội nhân dân Việt Nam mãi là đội quân bách chiến, bách thắng.

Xin gửi gắm tình cảm của tôi đối với các anh qua đoạn kết của bài thơ “Đêm sinh nhật ở Trường Sa” tôi viết ngay trong đêm 6/5/2023 và được giải cuộc thi viết cảm tưởng chuyến đi Trường Sa:

anh-cuoi-copy(3).png

line-copy.png
chan-trang.jpg
Bài liên quan
  • Hải trình Trường Sa (Kỳ 2): Mang tình yêu thương đến với Trường Sa, Nhà giàn DK1
    Có thể nói, với mỗi chúng ta, người con đất Việt, Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời, cột mốc chủ quyền của Việt Nam, cơ hội được một lần đặt chân tới thăm Trường Sa, tận mắt chứng kiến khung cảnh, cuộc sống của quân và dân nơi đây là điều bất kỳ ai luôn muốn được thực hiện.
  • Hải trình Trường Sa - Kỳ 1: Nhiều kỷ niệm khó quên trên tàu KN-290
    Có lẽ bất cứ ai là người con đất Việt cũng rất mong muốn được một lần đến thăm quần đào Trường Sa và nhà giàn DK1 nơi khẳng định chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ Quốc.
  • Hành trình lá cờ Trường Sa trở lại Trường Sa
    Trần Đặng Đăng Khoa - một phượt thủ đã đi qua hơn 100 nước trên thế giới bằng xe máy. Trong hành trình dài, lá cờ đã từng tung bay phấp phới trên đảo Phan Vinh - huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và cùng Khoa đến với bạn bè trên khắp thế giới giúp mọi người hiểu hơn về Việt Nam, về Trường Sa - quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc từ bao đời nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hải trình Trường Sa (kỳ 3): TS. Nguyễn Quân - Tôi rất tự hào khi được đến Trường Sa