Hiện trạng xử lý tình trạng ngập nước trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Nguyên Lâm|08/03/2023 20:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2022, 5/18 tuyến đường thường xuyên ngập lụt do mưa (bao gồm Nguyễn Hữu Cảnh - Quận Bình Thạnh; Tân Quý, Trương Công Định, Ba Vân, Bàu Cát - Quận Tân Bình) đã được thành phố Hồ Chí Minh tích cực giải quyết.

Sở Xây dựng TPHCM vừa có báo cáo về 2 năm thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, kế hoạch thực hiện năm 2023.

Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2022, 5/18 tuyến đường thường xuyên ngập lụt do mưa (bao gồm Nguyễn Hữu Cảnh - Quận Bình Thạnh; Tân Qúy, Trương Công Định, Ba Vân, Bàu Cát - Quận Tân Bình) đã được thành phố tích cực giải quyết.

ngap-ung-tp-hcm.jpg
Ảnh minh họa.

Công tác xử lý tình trạng ngập tại 13 tuyến đường còn lại: Phan Anh (quận Tân Phú); Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp); Hồ Ngọc Lãm (quận Bình Tân); Quốc lộ 1A, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, Thảo Điền, Quốc Hương (TP Thủ Đức); Bạch Đằng (quận Bình Thạnh); Nguyễn Văn Lượng (quận 7) cũng được tiếp tục triển khai.

Trong năm 2023, TPHCM sẽ hoàn thành điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với công trình cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Văn Hưởng, Quốc Hương, Xuân Thủy, Thảo Điền (khu dân cư Thảo Điền). Đồng thời, bổ sung danh mục vào trung hạn 2021 - 2025 và vốn 2023 đối với công trình cải tạo hệ thống thoát nước đường Lê Văn Thọ, Nguyễn Văn Khối (Quận Gò Vấp),…

Thành phố cũng giải quyết tình trạng ngập do triều cường tại 7 tuyến đường trục chính. Đồng thời, tái khởi động, thi công hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng đối với dự án Giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khu vực bờ hữu sông Sài Gòn tại 5 tuyến đường: Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Quận 7); Lê Văn Lương, Đào Sư Tích (Nhà Bè); Quốc lộ 50 (Bình Chánh); hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng Dự án Bờ tả sông Sài Gòn giải quyết ngập triều trên tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng.

Trong thời gian tới, Sở Xây dựng cho biết sẽ sớm hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 2) từ công suất 141.000 m3/ngày lên 469.000 m3/ngày; Thi công các hạng mục công trình của Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 2.

Sở Xây dựng đề nghị cơ quan chức năng giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư bước lập chủ trương đầu tư và bố trí vốn chuẩn bị cho 58 dự án. Bao gồm 34 dự án đề xuất mới; 22 dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 và 2 dự án xây dựng bờ kè hai bên kênh Đôi (Quận 8).

Hệ thống thoát nước của TP.HCM chịu được cơn mưa cỡ nào?

Theo quyết định 752 của Thủ tướng ban hành năm 2001, hệ thống thoát nước của TP.HCM chịu được mưa lớn trong ba giờ liên tục với lượng khoảng 95,91mm đối với kênh rạch, 85,36mm với cống cấp 2 và 75,5mm với cống cấp 3 và đỉnh triều 1,32m.

Do biến đổi khí hậu nên mưa lớn tăng và lượng cũng cực đoan hơn, do đó quy hoạch này đã không còn thích hợp. Theo thống kê từ năm 1962 đến 2001 chỉ có 9 cơn mưa lớn với lượng trên 100mm. Nhưng từ năm 2002 đến nay có tới 59 cơn mưa lớn, riêng trong năm 2020 có 7 cơn lượng mưa 100 - 212mm.

Trong khi đó, triều cường từ năm 1980 đến 2007 luôn dưới 1,5m. Nhưng từ năm 2008 đến nay, liên tục xuất hiện các đợt triều cường cao, có thời điểm đỉnh triều đạt 1,8m.

Bài liên quan
  • Quy hoạch đảm bảo an ninh nguồn nước lưu vực sông Cửu Long
    Một trong những nội dung đáng chú ý của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quản lý, điều hòa, phân bổ nguồn nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho các mục đích khai thác, sử dụng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiện trạng xử lý tình trạng ngập nước trên địa bàn TP Hồ Chí Minh