Hoạt động hàng không với vấn đề bảo vệ môi trường

Thu Hà|01/03/2023 16:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngành hàng không đã cách mạng hóa cách con người đi du lịch, giúp con người có thể đi từ lục địa này sang lục địa khác, xuyên lục địa, biển và đại dương trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đã dẫn đến nhiều thiệt hại về nhân mạng và ô nhiễm môi trường biển, cũng như ảnh hưởng đến môi trường, ngay cả khi không có tai nạn.

Hàng không có hại cho môi trường không?

Nói một cách ngắn gọn, hàng không không phải là mối đe dọa chính đối với môi trường, nhưng nó chắc chắn được xếp vào hàng những mối đe dọa hàng đầu. Ngành công nghiệp chứng kiến ​​một phương tiện khổng lồ bay trên một quãng đường dài và trong một thời gian dài, đốt cháy hàng gallon nhiên liệu liên tục và thải ra rất nhiều khí nhà kính .

Ngành công nghiệp này cũng chịu trách nhiệm về cái chết của nhiều loài chim khi máy bay đang bay, thiệt hại môi trường biển trong trường hợp tai nạn ở vùng nước, cũng như ô nhiễm tiếng ồn khi máy bay đang bay.

hang-khong.jpg
Ngành hàng không đã cách mạng hóa cách con người đi du lịch

Hàng không chịu trách nhiệm cho khoảng 1 gigaton carbon dioxide trong khí quyển mỗi năm. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, con người đã bổ sung khoảng 32,6 gigaton s carbon dioxide vào khí quyển vào năm 2017, có nghĩa là hàng không chịu trách nhiệm cho khoảng 3% trong số đó.

Thực tế đáng tiếc hơn là chỉ có khoảng 20% tổng dân số thế giới sử dụng ngành hàng không và 1/3 trong số đó nằm ở Hoa Kỳ. Hành động của một số ít người đang ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh, cư dân của nó và thế hệ tương lai. Đáng buồn hơn nữa là số lượng những chiếc máy bay này đang tăng lên hàng năm, đồng nghĩa với việc gây hại cho môi trường nhiều hơn.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không


Theo Thông tư số 52/2022/TT-BGTVT về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng có hiệu lực từ 1/3/2023, người khai thác tàu bay phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay. Đồng thời, sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.

Bên cạnh đó, người khai thác tàu bay phải có trách nhiệm áp dụng các giải pháp công nghệ trong khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ tàu bay. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm tối ưu hóa đường bay, phương thức bay, quỹ đạo cất hạ cánh nhằm giảm thiểu thời gian bay, tiếng ồn, khí thải từ tàu bay.

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay


Cũng theo Thông tư số 52/2022/TT-BGTVT, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải; Quan trắc môi trường lĩnh vực hàng không; Các công trình bảo vệ môi trường lĩnh vực hàng không.

Hơn nữa, hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải trong phạm vi cảng hàng không và sân bay phải đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Hệ thống, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại trong phạm vi cảng hàng không, sân bay phải được xây dựng, vận hành đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.

Để đảm bảo, người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, bảo trì và duy trì hoạt động của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không sân bay chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong phạm vi hoạt động của mình, đảm bảo đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.

Song song với đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay còn có trách nhiệm xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo hướng dẫn; Xây dựng, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận. Tổ chức khai thác hệ thống phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoạt động hàng không với vấn đề bảo vệ môi trường