Hội thảo “Kinh tế báo chí sau đại dịch”

Theo giaoduc.net.vn|22/08/2022 21:03
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Hội thảo được tổ chức nhằm phân tích những thách thức, cơ hội đối với sự phát triển của kinh tế báo chí sau khoảng thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài.

Ngày 19/8, tại Khách sạn KN Nha Trang, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: “Kinh tế báo chí sau đại dịch”.

Nhà báo Nguyễn Tiến Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chủ trì hội thảo.

Sự kiện thu hút sự tham dự và đóng góp tham luận của đông đảo lãnh đạo các cơ quan báo chí trên cả nước.

kinh-te-bao-chi.jpg
Nhà báo Nguyễn Tiến Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Trong bối cảnh thời đại công nghệ số và đại dịch Covid-19 xảy ra trong 2 năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Chính vì vậy, ngay khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, kinh tế được phục hồi đã góp phần tạo ra những cơ hội để báo chí phát triển thuận lợi hơn.

Nguồn tài chính cho hoạt động báo chí là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các cơ quan tòa soạn. Báo chí đang đứng trước sức ép, áp lực rất lớn khi vừa phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị, vừa phải tự chủ tài chính. Vì vậy vấn đề kinh doanh báo chí đã được đặt ra từ lâu.

Tuy nhiên, báo chí thế giới nói chung, đặc biệt là báo chí Việt Nam nói riêng hiên nay đang đứng trước cuộc cạnh tranh hết sức khốc liệt đối với mạng xã hội cả về nội dung thông tin lẫn tài chính. Có ý kiến cho rằng, đây là cuộc đua không cân sức.

Về dịch vụ kinh doanh quảng cáo, truyền thông báo chí, mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tik Tok…đang chiếm thị phần lớn. Thông tin trên mạng xã hội rất đa dạng và nhanh chóng nên thu hút bạn đọc lớn, Vì vậy, việc cạnh tranh thông tin của báo chí với các nền tảng này là hết sức khốc liệt.

Vì thế, báo chí cần chọn cho mình chiến lược phát triển nội dung, kinh tế riêng để có thể tồn tại và phát triển.

kinh-te-bao-chi-1.jpg
Quang cảnh buổi hội thảo

Trong bối cảnh chung đó, hội thảo được tổ chức nhằm phân tích những thách thức, cơ hội đối với sự phát triển của kinh tế báo chí sau khoảng thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài, góp phần tìm ra những giải pháp hướng đi mới cho sự phát triển của kinh tế báo chí hiện nay.

Phát biểu tại hội thảo, Nhà báo Nguyễn Tiến Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ về vấn đề quản lý nội dung kết hợp với kinh tế tại Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Tiến Bình nhấn mạnh: “Trong suốt nhiều năm qua, Ban Biên tập Tạp chí nhận thức về nội dung cần hướng tới là một cơ quan báo chí chuyên biệt, chuyên sâu, đi vào thị trường ngách, tạo chỗ đứng vững chắc trong phân khúc của mình.

Tòa soạn hướng tới các doanh nghiệp, đối tác và các đại học, trường Đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trên cả nước hợp tác truyền thông lâu dài.

Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, Tạp chí chú trọng vào các hợp đồng truyền thông chuyên sâu. Tổ chức các hội thảo trực tuyến nhằm tháo gỡ các vướng mắc về chính sách trong lính vực giáo dục”.

Chia sẻ tại hội thảo, Nhà báo Nguyễn Văn Toàn - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống cho biết: “Trong thời gian xảy ra đại dịch vừa qua, với sự chung tay nỗ lực của Ban biên tập, phóng viên, nhân viên, Tạp chí đã không phải cắt giảm lương, nhân sự. Để làm được điều này, Tạp chí chú trọng đến các tuyến bài chuyên sâu, hướng đến các đối tác kinh tế dài hạn, cùng phối hợp giải đáp chính sách, tuyên truyền giúp người dân, doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế”.

Cùng với đó, đại biểu tham dự hội thảo cũng đã trình bày nhiều tham luận phân tích chuyên sâu về các cơ hội và giải pháp để phát triển kinh tế báo chí sau đại dịch Covid-19.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo “Kinh tế báo chí sau đại dịch”