Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, mức thuế đối với các loại nước ngọt như trà đóng chai, cà phê, đồ uống có gas, nước tăng lực sẽ dao động từ 1.500 – 2.500 Rupiah/lít (tương đương 0,11 – 0,18 USD). Việc áp thuế này nhằm giảm lượng tiêu thụ nước ngọt trong bối cảnh tỷ lệ béo phì và đái tháo đường tăng mạnh tại Indonesia.
Theo thống kê vào năm 2018, khoảng 2% số dân trong độ tuổi từ 15 trở lên ở Indonesia mắc bệnh tiểu đường, tăng từ mức 1,1% năm 2007, trong khi số người trưởng thành béo phì cũng tăng từ 10,5% năm 2007 lên 21,8% năm 2018.
Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm từ tim mạch, huyết áp đến ung thư… và tiểu đường.
Bộ dẫn một số liệu khác: Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng “việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường”.
Theo Quỹ Nâng cao sức khỏe Victoria, Úc, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước ngọt gắn liền với tăng cân và béo phì, và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường.
Nước ngọt được đề xuất áp thuế 1.500 – 2.500 Rupiah/lít
Mặt hàng túi nylon được đề xuất áp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với mức 30.000 Rupiah/kg hoặc 200 Rupiah/túi. Nếu việc áp thuế này được thông qua, giá mỗi túi nylon sẽ ở mức 450 – 500 Rupiah. Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt được kỳ vọng có thể làm giảm một nửa lượng tiêu thụ túi nylon tại quốc gia này.
Tiền thuế thu được từ việc này, mặc dù nhỏ, song theo bà, có thể giúp giảm một nửa mức tiêu thụ túi nilon ở Indonesia xuống còn 53.533 tấn mỗi năm.
Tổng doanh thu từ việc triển khai ba chính sách thuế nói trên trong tài khóa 2020 ước tính sẽ đạt 23.560 tỷ rupiah (1,72 tỷ USD), bao gồm 1.610 tỷ rupiah từ việc đánh thuế túi nilon, 6.250 tỷ rupiah từ đồ uống ngọt.
Cũng theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, Chính phủ nước này cũng muốn áp thuế với ô tô mới thải ra khí CO2 nhằm kiểm soát lượng khí thải. Mức thuế này sẽ tùy thuộc vào lượng khí thải ra và các yếu tố khác. Chi tiết về mức thuế này vẫn chưa được công bố.
Ngọc Linh (t/h)