Khả năng nguồn nước ngọt xuất hiện giữa cao điểm hạn mặn Đồng bằng sông Cửu Long

Ngọc Linh (t/h)|01/03/2020 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Chính quyền và người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung nhân lực, vật lực tìm nguồn nước ngọt để “cứu khát” cho ruộng đồng.

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam nhận định: Nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về vùng ĐBSCL thấp hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần đây.

Từ giữa tháng 12/2019, mặn có khả năng ảnh hưởng đến 40-50 km (cao hơn năm 2016 khoảng 3-5 km), do đó, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019 – 2020 sẽ xảy ra sớm hơn, sâu hơn và nghiêm trọng hơn năm 2015 – 2016.

Ngày 20/2, Trung Quốc tuyên bố xả nước trên sông Mê Công để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn, tuy nhiên đến nay đã sau tuyên bố 7 ngày, là nhiều hơn với thời gian nước từ Cảnh Hồng về đến Chiang Saen, nhưng vẫn chưa thấy có thay đổi gì.

Trên thực tế, các đập thủy điện Trung Quốc năm nay vận hành chậm hơn nửa tháng so với cùng thời kỳ năm 2018-2019. Như vậy, việc xả nước sắp tới (nếu có) chỉ là theo kế hoạch của năm 2020.

Chính vì vậy, dự đoán gần 1,9 ha triệu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, cao hơn vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn lịch sử năm 2016 khoảng gần 50 nghìn ha.

Dự báo mùa khô năm 2019-2020, hạn mặn sẽ nghiêm trọng hơn trung bình nhiều năm.

Hiện nay, vùng ĐBSCL đang bước vào cao điểm của hạn mặn. Tại tỉnh Tiền Giang, nhiều vườn cây, ruộng lúa của người dân đang chịu ảnh hưởng của nước mặn tấn công. Đặc biệt, tại vùng dự án ngọt hóa Gò Công (thuộc các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Thị xã Gò Công) của tỉnh Tiền Giang có nhiều diện tích lúa Đông Xuân còn xanh đang thiếu nguồn nước ngọt. Chính quyền và người dân khu vực này đang tập trung nhân lực, vật lực tìm nguồn nước ngọt để “cứu khát” cho ruộng đồng.

Để tránh tình trạng thiếu nước sinh hoạt, các địa phương cần chủ động các biện pháp tích trữ nước, hút gạn khi triều xuống ở các vùng cách biển 45-55km, đề phòng mặn tăng cao từ ngày 7 đến 15-3.

Vùng ven biển ĐBSCL (bao gồm các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang) ứng phó với tình hình mặn lịch sử, chủ động các biện pháp chống hạn mặn và cấp nước sinh hoạt; chủ động tích nước trước khi mặn tăng cao hơn.

Tại Bến Tre, căn cứ nhận định trên, ngày 28/2, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thông báo, thời gian xuất hiện nguồn nước ngọt theo dự báo là rất ngắn.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khả năng nguồn nước ngọt xuất hiện giữa cao điểm hạn mặn Đồng bằng sông Cửu Long