Khai báo y tế toàn dân được thực hiện như thế nào?

Mai Anh (T/h)|09/03/2020 11:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Chậm nhất từ ngày mai 10-3, người dân sẽ thực hiện khai báo y tế trên hệ thống phần mềm riêng (app) phục vụ chống dịch Covid-19.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế), cho biết theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, dự kiến từ sáng mai 10-3, sẽ thực hiện khai báo y tế toàn dân.

Theo đó, Bộ Y tế cho biết việc khai báo y tế toàn dân sẽ được thực hiện trên phần mềm (app). Người dân sẽ cài đặt phần mềm này trên điện thoại và cung cấp các thông tin cá nhân theo hệ thống phần mềm yêu cầu.

Thông tin khai báo y tế về tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe (bệnh mãn tính/có hay không), có biểu hiện ho, sốt, khó thở…. Cùng đó, một số thông tin dịch tễ như tình trạng tiếp xúc với người có nghi mắc/mắc Covid-19; việc đi/về nhập cảnh từ vùng có dịch… Việc khai báo y tế này thực hiện với tất cả người dân trong nước, tương tự như áp dụng tờ khai y tế điện tử với các khách nhập cảnh đến/về từ tất cả các quốc gia.

Khai báo y tế toàn dân áp dụng tương tự như khai báo y tế điện tử với người nhập cảnh tại cửa khẩu. Ảnh Báo Thanh niên

Thông tin khai báo y tế lưu giữ trên hệ thống mạng, cơ quan thẩm quyền có thể tra cứu trực tuyến, là một trong những công cụ giúp kiểm soát các yếu tố liên quan diễn biến dịch.

Từ các thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết

Nói về tình huống người dân khai báo không trung thực, PGS Phu cho rằng bằng nghiệp vụ, cơ quan chức năng sẽ phát hiện được các yếu tố nguy cơ. Hơn nữa, mỗi cá nhân khai báo y tế cho bản thân hoặc khai báo hộ cho thành viên trong gia đình (với trẻ nhỏ, người không đủ điều kiện sức khỏe trực tiếp khai báo) sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực khi khai báo. Nếu báo không trung thực ảnh hưởng đến phòng chống dịch sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

>>> [Infographic] Hướng dẫn các bước khai báo y tế toàn dân

PGS Nguyễn Đắc Phu cũng khuyến cáo người dân việc khai báo y tế là phục vụ phòng chống dịch, đòi hỏi sự tự giác, sự vào cuộc của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng. Việc làm này nhằm giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời trong trường hợp có ca bệnh, đồng thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Xử phạt nếu khai báo không trung thực

‘Khai báo y tế là phục vụ phòng chống dịch, đòi hỏi sự tự giác, sự vào cuộc của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng. Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời (nếu có ca bệnh), ngăn chặn dịch bệnh lây lan”, ông Phu nhấn mạnh.

Theo ông Phu, việc khai báo y tế này thực hiện với tất cả trăm triệu người dân trong nước, tương tự như áp dụng tờ khai y tế điện tử với các khách nhập cảnh đến/về từ tất cả các quốc gia. Thông tin khai báo y tế lưu giữ trên hệ thống mạng, cơ quan thẩm quyền có thể tra cứu trực tuyến, là một trong những công cụ giúp kiểm soát các yếu tố liên quan diễn biến dịch.

Trước đó, ngày 8.3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo. Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó thủ tướng cho rằng, mặc dù chúng ta đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam, tuy nhiên, như vậy cũng chưa đủ và trong cuộc chiến chống dịch bệnh, cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam.

Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định, mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác.

Mai Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Khai báo y tế toàn dân được thực hiện như thế nào?