Theo chương trình Phiên họp, sáng nay, ngày 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp lần thứ 21. Phiên họp sẽ diễn ra trong 4 ngày do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội luân phiên điều hành Phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho biết, Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15-20/3/2023, trong đó, có tổ chức phiên chất vấn vào ngày 20/3/2023.
Khách mời tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Kiểm toàn Nhà nước cùng đại diện các cơ quan hữu quan.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết theo dự kiến chương trình phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành trong 4 ngày từ 15/3 đến ngày 20/3. Phiên họp này chuẩn bị các nội dung rất là quan trọng cho Kỳ họp thứ 5.
Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 8 nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 gồm 7 dự án Luật và một dự án đầu tư. Trong đó cho ý kiến về việc giải trình tiếp thu chỉnh lý 3 dự án Luật đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi). theo kế hoạch thì Luật Đấu thầu sửa đổi và Luật Giá sửa đổi. Tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn làm cơ sở cho việc tiếp thu và chỉnh lý.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật khác trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2023 dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 bao gồm: Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); đồng thời xem xét quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Hồ chứa nước Ka Pét của huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận trên cơ sở đề nghị của Chính phủ để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công.
Thứ hai là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Dự kiến nội dung này sẽ được dành một ngày vào ngày 20/3 đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trả lời chính. Bộ trưởng các Bộ Công an, Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách ngành lĩnh vực có thể tham gia báo cáo giải trình thêm nội dung này.
Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền bao gồm: xem xét đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với hai dự án Luật Luật Căn cước công dân sửa đổi và Luật các tổ chức tín dụng; xem xét, ban hành Kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ được quy hoạch đại biểu Quốc hội đồng chuyên trách và các chức danh ở Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đảm bảo chất lượng, chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và cả địa phương cho nhiệm kỳ khóa XVI; xem xét, phê chuẩn việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại một số nước và công tác dân nguyện tháng 3.
Nhấn mạnh nội dung phiên họp rất phong phú và quan trọng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy tinh thần đã có từ các phiên họp trước đến nay tích cực nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề lớn hoặc những vấn đề mà còn có ý kiến khác nhau để chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 5.
Điều hành nội dung phiên họp sáng nay là Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Phát biểu điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi), thời gian đến 9h30.
Trước khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình dự thảo Luật Giá (sửa đổi).
Một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).
Báo cáo một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau về Dự án Luật Giá (sửa đổi) tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).
Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Thường trực Ủy ban TCNS đã kịp thời phối hợp với cơ quan soạn thảo để thống nhất định hướng giải trình, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH; tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội, các đối tượng liên quan về dự thảo Luật; chủ trì phối hợp với Cơ quan soạn thảo, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan rà soát và chỉnh lý, hoàn thiện từng điều khoản của dự thảo Luật.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất: bỏ 02 Điều; bổ sung 05 Điều; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 07 nội dung của các Luật có liên quan; bổ sung thêm Phụ lục số 2 để làm rõ Danh mục các hàng hóa, dịch vụ đưa ra khỏi phạm vi Nhà nước định giá; từng điều khoản đã được hoàn chỉnh về kỹ thuật lập pháp…
Về nội dung liên quan đến bình ổn giá, Chủ nhiệm Ủy ban TCNS của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó cần được quy định cụ thể trong Luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước đến quy luật cung cầu; bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong Luật cũng khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”.
Về định giá, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Thường trực Ủy ban TCNS đã rà soát, chỉnh lý, bổ sung một số quy định về nguyên tắc, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền, cơ sở pháp lý của văn bản định giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhằm bảo đảm khả thi, minh bạch, bảo vệ những người làm công tác định giá.So với Dự thảo Luật đã trình Quốc hội, Dự thảo Luật đã quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá.
Về thẩm định giá, Thường trực Ủy ban TCNS đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá; chỉnh lý quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan trong đào tạo, thi, cấp, quản lý, thu hồi chứng chỉ và thẻ thẩm định viên về giá, đăng ký hành nghề thẩm định giá, bảo đảm cơ sở pháp lý, tính bao quát.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban TCNS cũng đã tiếp thu, chỉnh lý quy định về dịch vụ thẩm định giá nhằm bảo đảm chặt chẽ, khả thi trong thực hiện và thể hiện tại Mục 2 Chương VI (từ Điều 45 đến Điều 59); chỉnh sửa điều kiện được thi thẩm định viên về giá; quy định về đăng ký hành nghề thẩm định giá; quy định về quyền, nghĩa vụ của thẩm định viên về giá; quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá, người chịu trách nhiệm về doanh nghiệp thẩm định giá...
Để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, Luật Giá hiện hành cũng đã quy định trường hợp cần điều chỉnh danh mục các mặt hàng bình ổn giá, Chính phủ trình UBTVQH xem xét, quyết định (UBTVQH họp hằng tháng và có thể họp bất thường để kịp thời quyết định). Vì vậy, để đúng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, bảo đảm công khai, minh bạch về chính sách nhưng vẫn đáp ứng tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp thực tiễn, đề nghị cho giữ như quy định của Luật hiện hành.
Về Quỹ bình ổn giá, Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, cần giữ quy định tại về Quỹ bình ổn giá trong Luật giá nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với các trường hợp cần thiết phát sinh. Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như Dự thảo Luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động...
Về định giá, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Thường trực Ủy ban TCNS đã rà soát, chỉnh lý, bổ sung một số quy định về nguyên tắc, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền, cơ sở pháp lý của văn bản định giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhằm bảo đảm khả thi, minh bạch, bảo vệ những người làm công tác định giá.So với Dự thảo Luật đã trình Quốc hội, Dự thảo Luật đã quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá.
Về thẩm định giá, Thường trực Ủy ban TCNS đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá; chỉnh lý quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan trong đào tạo, thi, cấp, quản lý, thu hồi chứng chỉ và thẻ thẩm định viên về giá, đăng ký hành nghề thẩm định giá, bảo đảm cơ sở pháp lý, tính bao quát.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban TCNS cũng đã tiếp thu, chỉnh lý quy định về dịch vụ thẩm định giá nhằm bảo đảm chặt chẽ, khả thi trong thực hiện và thể hiện tại Mục 2 Chương VI (từ Điều 45 đến Điều 59); chỉnh sửa điều kiện được thi thẩm định viên về giá; quy định về đăng ký hành nghề thẩm định giá; quy định về quyền, nghĩa vụ của thẩm định viên về giá; quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá, người chịu trách nhiệm về doanh nghiệp thẩm định giá...
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi) với 115 lượt ý kiến phát biểu. Cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chỉnh lý bổ sung dự thảo luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến về việc dự thảo Luật đã đạt được những mục tiêu, định hướng, chính sách lớn đặt ra khi sửa đổi Luật hay chưa, hồ sơ dự thảo Luật đã đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua hay chưa. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu cho ý kiến về những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau, và một số vấn đề lớn như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về giá, trường hợp, biện pháp bình ổn giá, phương pháp, thẩm quyền định giá, trách nhiệm, vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc định giá…
Nhiều đại biểu và cơ quan thẩm tra đề nghị giữ nguyên danh mục hàng hóa bình ổn giá
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã được tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, chỉnh lý công phu, giải trình đầy đủ các ý kiến đại biểu nêu.
Về những nội dung còn có ý kiến khác nhau liên quan đến hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và thẩm quyền quyết định danh mục bình ổn giá, Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung cụm từ “biến động lớn” trong quy định về tiêu chí đối với hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá (khoản 1 Điều 17) trong trường hợp giá có biến động tác động đến đời sống của người dân.
Về thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 4, nhiều đại biểu và cơ quan thẩm tra đề nghị nên giữ như quy định của luật hiện hành. Danh mục này tác động lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân, của doanh nghiệp, nhưng để có sự linh động hơn, trên cơ sở kế thừa luật hiện hành đề nghị nghiên cứu trường hợp trong thời gian Quốc hội không họp, có thể ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thay đổi quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá trên cơ sở đề nghị của Chính phủ. Sửa đổi theo hướng này cũng nhằm chia sẻ trách nhiệm cho Chính phủ.
Cho ý kiến về Quỹ bình ổn giá (Điều 20), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nghiên cứu đổi tên theo hướng rộng hơn gồm cả các biện pháp bình ổn giá. Bởi trong thực tế việc bình ổn giá phải theo quy luật thị trường và quản lý, định hướng quản lý của Nhà nước để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhất là bảo vệ lợi ích của những người yếu thế. Trong thực tế cũng có những tình huống rất bất ngờ, rất đặc biệt, ví dụ như thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, tình trạng khẩn cấp, khi đó Nhà nước có thể đưa ra quyết định đặc biệt…
Cơ bản đồng tình với nguyên tắc định giá, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nguyên tắc định giá nên tách ra thành hai khoản. Đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá quy định phải bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí, lợi nhuận (nếu có), cung cầu hàng hóa, dịch vụ và chủ trương phát triển từ chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với những hàng hóa, dịch vụ khác không quy định tại Điều 21, các tổ chức và cá nhân có thể chủ động định giá tài sản, hàng hóa theo nguyên tắc bù đắp chi phí có lãi, đảm bảo quy luật cung cầu cạnh tranh của thị trường.
Về phương pháp định giá tại, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nếu chỉ quy định những vấn đề về nguyên tắc như dự thảo luật vừa thừa, vừa thiếu. Vì vậy, có thể quy định giao Chính phủ hoặc các bộ ban hành nghị định, thông tư quy định chi tiết điều này, hoặc nghiên cứu bỏ Điều 22, Điều 23 và thay 2 điều nào vào Điều 21 theo hướng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.