Khám phá siêu sân bay nổi trên mặt biển với số tiền đầu tư lên đến 20 tỷ USD ở Nhật Bản

Mộc An (t/h)|27/08/2019 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Là một trong những cảng hàng không quan trọng nhất Nhật Bản, sân bay quốc tế Kansai trên đảo nhân tạo ở Nhật Bản từng bị coi là một thảm họa kỹ thuật.

Từ trước đến nay những công trình sáng tạo, phát minh công nghệ của Nhật Bản luôn khiến thế giới phải bất ngờ, ngưỡng mộ.

Vì không có điều kiện thuận lợi về địa lý và thiên nhiên nên người dân xứ Phù Tang luôn ý thức được cần cố gắng, nỗ lực để xây dựng đất nước phát triển và cải thiện đời sống. Nhờ đó, từ trước tới nay, những ý tưởng, phát minh của Nhật luôn khiến thế giới phải trầm trồ, ngưỡng mộ. Một trong những công trình cho thấy sự phát triển vượt bậc của công nghệ ở xứ sở mặt trời mọc chính là cảng hàng không Kansai – siêu sân bay nằm trên hòn đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka.

Ý tưởng về sân bay mới trên một hòn đảo nhân tạo dài 4.000 m và rộng hơn 1.200 m ra đời từ thập niên 80. Dự án chính thức khởi công vào năm 1987. Vị trí để xây đảo cách bờ khoảng 5 km. Song vấn đề khiến các kỹ sư đau đầu không phải những thông số trên, mà là lớp đất sét bồi tích bất ổn định dưới đáy biển và vật liệu nhẹ nhưng vẫn đủ chắc chắn để chống chọi với những trận bão hay động đất tại khu vực này.

Mở cửa từ năm 1994, siêu sân bay Kansai có mục đích hoạt động ban đầu là để giảm lượng hành khách cho sân bay Osaka vốn quá tải lại cách đó không xa.

Kiến trúc sư người Ý đã thiết kế nhà ga sân bay dài 1,6 km hình cánh máy bay, với vật liệu chính là thép và kính cường lực. Để giảm thiểu tác động tới môi trường và tiết kiệm chi phí, một hệ thống điều hòa không khí thụ động được thiết kế riêng cho nhà ga. Hệ thống điều khí đi qua nhà ga rộng 300.000 mét vuông, duy trì nhiệt độ trong khoảng 20 – 26 độ C – nhiệt độ được coi là khá dễ chịu với mọi hành khách trên toàn thế giới.

Thách thức tiếp theo của các kỹ sư là kết nối sân bay với đất liền. Giải pháp tối ưu chính là xây dựng một cây cầu vượt biển, không quá cao gây cản trở máy bay khởi hành hoặc hạ cánh, và không quá thấp để xây vừa đủ hai tầng. Tầng trên là con đường 6 làn cho ôtô, còn tầng dưới vừa đủ cho hai đường tàu chạy. Công trình này được đặt tên là Sky Gate Bridge R.

Cuối cùng, với một triệu công nhân lao động trong tổng cộng 10 triệu giờ, dùng 200 triệu tấn nguyên vật liệu, sân bay Kansai mở cửa sau 6 năm xây dựng.

Sân bay Kansai còn được đánh giá cao về khả năng chống chọi bão, động đất, sóng thần – những loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản.

Bên cạnh những thành tựu đáng ngưỡng mộ về kiến trúc và kỹ thuật, sân bay Kansai còn có những tác động tích cực đến môi trường. Nơi này là một trong những trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất tại châu Á. Bên cạnh đó, sân bay còn sử dụng các phương tiện chạy bằng khí hydro, áp dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải.

Cuối cùng, với một triệu công nhân lao động trong tổng cộng 10 triệu giờ, dùng 200 triệu tấn nguyên vật liệu, sân bay Kansai mở cửa sau 6 năm xây dựng.

Sân bay Kansai còn được đánh giá cao về khả năng chống chọi bão, động đất, sóng thần – những loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản.

Cầu nối từ sân bay Kansai vào đất liền lập kỷ lục cầu hai tầng dài nhất thế giới (3.750m). Ảnh: Jtrip.

Những nhà ga khổng lồ, đường bay phá kỷ lục thế giới, không gian cao cấp, hiện đại…, trên cảng hàng không Kansai đã “ngốn” một khoản chi phí trị giá 20 tỷ USD và 20 năm trời xây dựng – bảo dưỡng của chính phủ Nhật Bản. Có thể nói, đây là một dự án đầu tư mạo hiểm của người Nhật khi tỷ lệ thành công của là dưới 70%, do sự ảnh hưởng tiêu cực của nền móng bùn đất ngoài vịnh Osaka, nhưng họ đã làm được, tạo nên công trình vĩ đại nhất nhì nước Nhật trong 30 năm qua.

Bên cạnh những thành tựu đáng ngưỡng mộ về kiến trúc và kỹ thuật, sân bay Kansai còn có những tác động tích cực đến môi trường. Nơi này là một trong những trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất tại châu Á. Bên cạnh đó, sân bay còn sử dụng các phương tiện chạy bằng khí hydro, áp dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải.

Sau khi xây dựng thành công sân bay Quốc tế Kansai, Nhật Bản tiếp tục xây thêm 3 sân bay khác trên đảo nhân tạo.

Mộc An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khám phá siêu sân bay nổi trên mặt biển với số tiền đầu tư lên đến 20 tỷ USD ở Nhật Bản