Không thể tiếp tục trì hoãn việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu. Đó là nhận định được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Gutteres đưa ra ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29).
Đó là nhận định được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Gutteres đưa ra ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29).
Những tín hiệu đáng khích lệ trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính đang củng cố niềm tin về khả năng EU đạt được mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030.
Thông tin từ Ủy ban kiểm soát ô nhiễm Ấn Độ cho biết, trong tuần qua, chỉ số AQI của các khu vực xung quanh Delhi giảm xuống chạm mức “rất kém”, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khiến khủng hoảng khí hậu gia tăng.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu không hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng nước, hơn một nửa sản lượng lương thực của thế giới có thể gặp rủi ro vào năm 2050. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nước có thể khiến GDP trung bình của các nước có thu nhập cao giảm 8% vào năm 2050 và các nước có thu nhập thấp giảm tới 15%.
Mới đây, thông tin từ Ủy ban Kinh tế nước toàn cầu (GCEW) cho rằng, khủng hoảng nguồn nước ngày càng lan rộng, không chỉ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp mà còn tác động xấu tới cuộc sống của con người cũng như tất cả các sinh vật khác.
Nếu không có các biện pháp quyết liệt, cuộc khủng hoảng nước có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm ít nhất 8% vào năm 2050, đồng thời đe dọa đến 50% sản lượng lương thực thế giới.
MTCS - Là trung tâm văn hóa - chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước, tuy nhiên, chất lượng không khí tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục ở mức "báo động đỏ", thậm chí là lên mức "nâu". Quá trình đô thị hóa diễn ra "chóng mặt" cùng với lượng dân cư và xe cộ quá tải đã khiến vấn đề ô nhiễm không khí trở thành "cơn khủng hoảng" đối với các đô thị.
Một nghiên cứu mới cho thấy, cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến mỗi ngày trở nên dài hơn, vì băng ở hai cực tan chảy làm thay đổi hình dạng hành tinh xanh.
Hiện tượng El Nino hiện đang tàn phá miền Nam châu Phi và các khu vực khác với các trận lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên. Trước tình hình đó, các quan chức hàng đầu của Liên hợp quốc đã kêu gọi nhanh chóng hành động để chống lại hiện tượng thời tiết cực đoan này.
Nhiều cảnh báo về nguy cơ thiếu nước và điện năng được đưa ra trước mùa hè với những đợt nắng nóng cực độ sắp tới, khi lượng nước tích trữ có thời điểm giảm xuống mức 35% công suất khiến nhiều thành phố phía nam Ấn Ðộ cạn kiệt nước.
Australia đã lập kỷ lục thế giới về tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển ấy là nỗi lo về vấn đề rác thải pin năng lượng mặt trời đang ngày càng tăng cao.
Tốc độ thải rác điện tử trên thế giới đang tăng nhanh hơn 5 lần so với tốc độ tái chế, càng làm trầm trọng thêm những hậu quả về môi trường và sức khỏe trên toàn cầu.
Khoảng 25% trong số 65 triệu tấn rác điện tử toàn cầu thải ra năm 2022 được thu thập và tái chế. Điều đó đồng nghĩa rằng 62 tỷ USD đang bị "bỏ quên" trong khi nguy cơ ô nhiễm ngày càng gia tăng.
Các nghiên cứu cho thấy khủng hoảng khí hậu không phải là một nguy cơ xa vời mà là một thách thức hiện hữu mà trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ em gái sinh sống tại các khu vực nông thôn, đang phải đối mặt, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập của các em.
Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) và Living Rivers Europe Coalition cho biết 90% lưu vực sông ở các quốc gia Châu Âu khác nhau sẽ không còn an toàn vào năm 2027.
Phát biểu tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 5 nhóm giải pháp trước những yếu tố khủng hoảng trên thế giới.