Kiên Giang: Đa dạng hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng

Trương Anh Sáng|21/10/2019 14:59
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Kiên Giang có đặc điểm về địa lý và tính đa dạng về địa hình đã tạo nên 07 hệ sinh thái (HST) đặc trưng với 22 dạng sinh cảnh khác nhau.

Với đặc điểm về địa lý và tính đa dạng về địa hình đã tạo nên 07 hệ sinh thái (HST) đặc trưng với 22 dạng sinh cảnh khác nhau, mỗi HST mang tính đặc thù riêng hình thành đa dạng sinh học.

Hệ sinh thái cây lá rộng thường xanh có diện tích 35.947,35 ha, chiếm 84,09% diện tích rừng tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở 04 huyện, thị là Kiên Hải (506,81 ha), Kiên Lương (879,48 ha), Phú Quốc (33.991,38 ha) và thành phố Hà Tiên (569,68 ha). Hầu hết thực vậy ở đây là cây gỗ lớn thường xanh lá rộng như: cây họ Dầu (Dỉpteroarpaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Hồng (Ebenaceae), ..

Một góc rừng tràm U Minh Thượng, Kiên Giang.

Có 05 loài cây lá kim thuộc họ Tùng (Cupressaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae) phân bố rải rác hoặc thành quần thụ hỗn giao với các loài cây lá rộng khác; có 13 loài cây ưu thế có tổ thành số lượng các thể chiếm trên 1%, trong đó có 04 chi có tổ thành số lượng cá thể trên 3% như: Chi kiền kiền (Hopea), Chi trâm (Syzygium),Chi thị (Dỉospyros) và Chi bứa (Garcina).

Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi phân bố tập trung chủ yếu trên các núi đá vôi tại Kiên Lương với tổng diện tích khoảng 420 ha. Thảm thực vật Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi có 05 kiểu sinh cảnh chính là: kiểu thực vật trên đỉnh cao (Summit plants), kiểu thực vật trên các sườn núi (Vegetation on slopes), kiểu thực vật vách đá (Cliff plants),thực vật cửa hang (plants of cave mouths), thực vật trên vùng đất ẩm bán ngập nước của núi đá vôi (Plants on the semi -wetland of Karst).

Hệ sinh thái rừng tràm ngập nước theo mùa có 03 dạng sinh cảnh chính là rừng tràm trên đất tham bùn; rừng tràm trên đất phèn; rừng tràm trên đấtsét, có diện tích 5.694,53 ha, chiếm 13,32% diện tích rừng tự nhiên phân bố trên địa bàn của 3 huyện An Minh, Phú Quốc và U Minh Thượng.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố chủ yếu dọc theo 200 km bờ biển từ rạch Tiêu Dừa giáp tỉnh Cà Mau đến tận biên giới Việt Nam – Campuchia. Tổng diện tích rừng ngập mặn 2.894 ha do Ban Quản lý rừng An Biên – An Minh và Ban Quản lý rừng Hòn Đất, Kiên Hải và Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc quản lý.Ở Hệ sinh thái rừng ngập mặn thành phần chủ yếu nhiều loài cây chịu được với điều kiện ngập nước mặn hình thành do tái sinh tự nhiên hoặc trồng.

Hệ sinh thái đồng cỏ bàng tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành là một dạng hệ sinh thái đồng cỏ đất ngập nước nguyên thủy còn sót lại và có diện tích lớn nhất vùng ĐBSCL với 753ha, là vùng đất đại diện cho vùng Tứ giác Long Xuyên nguyên thủy còn sót lại duy nhất. Với đặc trưng nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa và thực vật thích nghi chính yếu là cây cỏ bàng (Lepironia artỉculata). Động vật khu vực này là nơi bãi ăn hàng năm theo mùa của loài sếu đầu đỏ (Grus antigone) một loài đặc biệt quí hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ IUCN và Thế giới bảo tồn nghiêm ngặt. Đây là hệ sinh thái đồng cỏ bàng tự nhiên duy nhất còn sót lại trên toàn bộ vùng hạ lưu vực sông Mê Kông do đó có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học.

Hệ sinh thái đồng cỏ bàng là nơi sếu đầu đỏ thường về trú ngụ

Vùng biển Kiên Giang là vùng biển nhiều san hô.San hô ở Kiên Giang rất đa dạng về chủng loại, được phân bố ở các địa điểm như Phú Quốc, Nam Du và Thổ Châu.

Phạm vi diện tích Khu bảo tồn san hô Phú Quốc 9.720 ha, vùng lõi 757,45 ha, vùng đệm 8.962,95 ha. Kết quả từ các cuộc điều tra đã xác định được diện tích san hô của vùng biển Phú Quốc có 473,9 ha, trong đó quần đảo nam An Thới có 362,2 ha thuộc cả hai nhóm san hô cứng và san hô mềm, 135 loài cá rạn san hô, 3 loài cá di cư, 132 loài thân mềm lớn sinh sống trong rạn san hô, 9 loài giáp xác, 32 loài da gai và 6 loài thú biển sinh sống và kiếm ăn. Đặc biệt còn có loài Dugong (bò biển, cá cúi), Rùa biển, cá heo có trong danh mục các loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.

Thảm cỏ biển ở vùng biển Kiên Giang tương đối lớn gồm 12.000 ha, là nơi cư trú, nguồn thức ăn của nhiều loài cá biển, loài động vật biển quý hiếm, tạo ra nguồn sinh cảnh biển rất đa dạng và hấp dẫn để khai thác du lịch.Thảm cỏ biển ở Kiên Giang khá phong phú đa dạng, theo thống kê có tới 10 loài trong 16 loài được công bố của toàn vùng biển Việt Nam.

Vùng biển Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, một vùng biển nhiệt đới với các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sinh vật biển sinh sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy vùng biển này có tính đa dạng sinh học cao với rạn san hô và thảm cỏ biển phong phú, ưu thế là loài Thalassia hemprichii, Cymodocea serrulata, Enhalus acoroides.Phú Quốc có 9 bãi cỏ biển trong đó có những bãi cỏ rộng là bãi Đầm, mũi Ồng Đội, vũng Trâu nằm. Các bãi cỏ biển cũng là ổ sinh thái của nhiều loài thú biển quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới như: Quần thể Bò biển {Dugong).

Vùng biển ven bờ Phú Quốc còn là nơi phân bố phong phú và quan trọng của các thảm cỏ biển với tổng diện tích của Khu bảo tồn biển Phú Quốc 6.825 ha, vùng lõi 2.195 ha, vùng đệm 4.630 ha. Từ bờ biển ra 3 km từ xã Bãi Thơm đến xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc với 9 loài cỏ biển được ghi nhận: cỏ Lá Dừa (Enhaius acoroỉdes), cỏCymodocea rotundata, cỏ Kiệu răng cưa (Cymodocea serrulata), cỏ Xoan (Halophila ovaiis), cỏ Xoan nhỏ (Halophila minor),cỏ Dương thảo (Thaiassia hemprichii), cỏ Kim biến (Haiodule pinifolia), cỏ Hẹ răng cưa (Haloduie uninervis) và cỏ Lăng biến (Syringodium isoetifolium).

Các thảm cỏ biển thường phân bố ở những vùng nước nông ven bờ nơi có nền đáy thoai thoải ở phía Bắc, Đông Bắc, vùng phía Đông và Đông Nam của đảo.Phú Quốc được xem là nơi có diện tích thảm cỏ biển lớn nhất ở Việt Nam góp phần quan trọng đối với tính đa dạng sinh học, nguồn lợi hải sản và năng suất cao của vùng biển đảo Phú Quốc.

Các thảm cỏ biển có thành phần loài phong phú nhất là ở An Thới gồm 7 loài, tiếp đến là các thảm cỏ ở Bãi Thơm với 6 loài, Hàm Ninh có 6 loài, vùng Bãi Dài với 7 loài. Mật độ, sinh lượng (phần trên mặt đất) và độ phủ trung bình của một số loài cỏ biển ưu thế trong các thảm cỏ biển ở vùng biển phía Bắc, Đông Bắc, Đông và Đông Nam đảo Phú Quốc.

San hô biển thu hút khách du lịch.

Ngoài ra, nguồn gen động, thực vật trong các hệ sinh thái tự nhiên của Kiên Giang rất đa dạng và phong phú, trong đó có rất nhiều loài có giá trị có khả năng khai thác cung cấp nguyên liệu, dược liệu quý, thực phẩm, phục vụ đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Theo “Báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận”, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có độ đa dạng sinh học cao với hệ động, thực vật trên 2.340 loài. Trong đó, 1.480 loài thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ và 57 loài đặc hữu; khoảng 856 loài động vật với 78 loài quý hiếm, trong đó có 36 loài đặc hữu.

Hiện nay, đã ghi nhận thêm 48 loài động vật và 17 loài thực vật, với một số loài đặc hữu quý hiếm như: thằn lằn ngón Phú Quốc, thằn lằn đá ngươi tròn đuôi trắng, thằn lằn chân ngón Hòn Tre, rắn lục Hòn Sơn, thu hải đường Bà Tài, lan bầu rượu Kiên Lương,..

Đề án “Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật phục vụ phát triển kinh tế – xã hội từ năm 2014 – 2020” xác định có 61 nguồn gen quý hiếm, có giá trị cần được ưu tiên bảo tồn, gồm: 8 nguồn gen cây nông nghiệp, 1 cây lâm nghiệp, 19 cây dược liệu, 12 vật nuôi, 16 thủy sản, 5 vi sinh vật nấm.

Song song với sự đa dạng, phong phú về loài, gen, Kiên Giang cũng có nhiều loài ngoại lai xâm hại môi trường.Hiện trên toàn tỉnh có 05 loài ngoại lai có nguy cơ gây hại cao là cỏ lào, cỏ vetiver, cây mai dương, cây bông ổi, cây tràm bông vàng.

Trương Anh Sáng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Đa dạng hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng