Kiên Giang: Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

12/06/2019 05:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện thực hiện các chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Tỉnh ủy đã ban hành chương trình hành động số 08-CTr/TW, ngày 20-6-2011 thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh; Chương trình số 467/CTr-UBND ngày 04/10/2012 về giảm nghèo tại 53 xã khó khăn và đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 và ban hành các chương trình, kế hoạch hàng năm để thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh.

Kinh phí đã đầu tư từ năm 2012-2015 với tổng phí 67.440 triệu đồng, trong đó Trung ương 36.440 triệu đồng, địa phương 31.000 triệu đồng.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã hỗ trợ trực tiếp cho 1328 hộ là đồng bào dân tộc để thành lập 24 Câu lạc bộ khuyến nông, xây dựng 32 mô hình sản xuất, hỗ trợ mua 09 máy phục vụ sản xuất, tổ chức 30 lớp tập huấn hướng dẫn khoa học kỹ thuật và cung cấp vật tư, cây giống cho các câu lạc bộ sản xuất.

Đồng thời mở rộng mô hình sản xuất cho các câu lạc bộ; hỗ trợ được 58 con bò, 3 ha khoai lang, 41,5 ha lúa, 24 điểm trồng hoa màu, 2.300 cây giống, 15.000 chai thuốc bảo vệ thực vật, 20 điểm nuôi trùng quế, 05 tấn cá giống …

Tuy nhiên, việc hỗ trợ còn phân tán, nguồn vốn cho dự án còn hạn chế, việc đầu tư cho cộng đồng để nâng cao kỹ năng, xây dựng mô hình sản xuất mới chưa được nhiều, kết quả chưa rõ ràng.

Dự án hỗ trợ đầu tư cơ cở hạ tầng với tổng vốn là 57.200 triệu đồng đã xây dựng được 191 công trình, trong đó 101 tuyến đường bê tông cốt thép với 368 km đường, san lấp mặt bằng và sửa chữa 25 điểm trường với 138 phòng học, 2 kênh thủy lợi với 9,5 km, 2 trạm y tế, 1 công trình điện, 6 nhà văn hóa, 5 trụ sở ấp, mở rộng 1 công trình nước sạch,…

Các công trình trong dự án đều hoàn thành đạt chất lượng, phát huy hiệu quả cao, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại dễ dàng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do trình độ, năng lực cán bộ cấp xã hạn chế, nên công tác giải ngân và quyết toán một số công trình còn chậm.

Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng Trung Ương với kinh phí là 300 triệu đồng đã tổ chức 5 lớp tập huấn cho 415 cán bộ là Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND, Ban giám sát xã và Trưởng ấp, Phó Trưởng ấp, Tổ trưởng Tổ tự quản, những người có uy tín trong cộng đồng của ấp…

Dự án đã trang bị cho cán bộ và cộng đồng hiểu được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện chương trình ở địa phương. Tuy nhiên, kinh phí bố trí để thực hiện dự án còn ít, chủ yếu chỉ tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn nên chưa trang bị được nhiều kiến thức.

Giai đoạn 2016-2020 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh được bố trí tổng kinh phí 36.078 triệu đồng, trong đó, Trung ương 34.193 triệu đồng, địa phương 1.000 triệu đồng, huy động 885 triệu đồng. Duy tu bảo dưỡng với tổng kinh phí 1.782 triệu đồng, xây dựng 102 công trình, gồm: cầu, đường, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế… trong đó có 08 cây cầu, 08 tuyến đường, sửa chữa 15 điểm trường. 

Đối với các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn của của Tiểu Dự án 2, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội chủ trì phối hợp Ban Dân tộc tỉnh tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế với tổng kinh phí 6.213 triệu đồng, hỗ trợ cho 899 hộ thực hiện 49 dự án (gồm 681 hộ nghèo, 180 hộ cận nghèo, 38 hộ mới thoát nghèo).

Thoát nghèo nhờ nuôi bò sinh sản

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135 với tổng kinh tổng kinh phí 3.200 triệu đồng đã hỗ trợ cho 434 hộ thực hiện 16 dự án (gồm 280 hộ nghèo, 111 hộ cận nghèo, 43 hộ mới thoát nghèo).

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, với tổng kinh phí 3.600 triệu đồng hỗ trợ cho 459 hộ thực hiện 18 dự án (gồm 328 hộ nghèo, 123 hộ cận nghèo, 08 hộ mới thoát nghèo) trong đó có 47 hộ người dân tộc thiểu số.

Trong 02 năm 2017-2018, đã tổ chức 08 lớp tập huấn giảm nghèo về thông tin cho trên 1.650 lượt cán bộ cấp xã, huyện tham dự kỹ năng viết tin, bài tuyên truyền về số hóa, truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, công tác thông tin cơ sở. 

Hỗ trợ xây dựng chương trình tuyên truyền trên hệ thống 15 Đài Truyền thanh cấp huyện. Đầu tư trang thiết bị gồm 60 bộ loa cho 03 Đài Truyền thanh các huyện: An Biên, An Minh, Hòn Đất và 10 cụm loa kèn cho hệ thống truyền thanh các xã Đông Thạnh huyện An Minh (04 cụm), xã Thổ Sơn huyện Hòn Đất (02 cụm), xã Nam Yên, Nam Thái A, Nam Thái huyện An Biên (04 cụm).

Nhờ sự quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng điện, đường, trường học, trạm y tế, công trình nước hợp vệ sinh, trạm truyền thanh xã, ….đã giúp hộ dân trên địa bàn vùng DTTS tiếp cận các dịch vụ xã hội, góp phần từng bước hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đồng bào DTTS từng bước  cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe chuyển biến tích cực, phát triển giáo dục được quan tâm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, trình độ dân trí được nâng cao

Trương Anh Sáng

Bài liên quan
  • Kiên Giang Nỗ lực xây dựng nông thôn mới góp phần xóa đói giảm nghèo
    Moitruong.net.vn – Hiện toàn tỉnh có 100% xã đã hoàn thành công tác lập và phê duyệt quy hoạch nông thôn mới , các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, rà soát quy hoạch và có điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo