Môi trường xã hội

Lạng Sơn: Kịp thời khống chế vụ cháy lớn tại cơ sở gỗ ép rộng hàng nghìn m2

Hoàng Thơ 11:11 07/01/2025

Tại Lạng Sơn, cháy lớn đã thiêu rụi gần như hoàn toàn nhà xưởng của một cơ sở gỗ ép công nghiệp, rất may không có thiệt hại về người.

Chiều 6/1, lãnh đạo UBND thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết lực lượng chức năng đã khống chế được vụ cháy lớn xảy ra tại cơ sở gỗ ép công nghiệp trên địa bàn, có tổng diện tích 1.200 m2.

chay9.jpg
Ảnh minh họa

Theo thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra vào khoảng 12 giờ ngày 6/1 tại cơ sở sản xuất gỗ ép công nghiệp ở thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng. Do trong nhà xưởng chứa các vật liệu dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bốc cao, lan nhanh.

Nhận được tin báo cháy, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Lạng Sơn huy động 4 xe chữa cháy chuyên nghiệp cùng Đội Phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp tỉnh Bắc Giang, Cục hậu cần kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Công binh với khoảng 100 cán bộ, chiến sĩ tham gia dập lửa. Sau hơn 1 giờ cứu hỏa, vụ cháy cơ bản đã được khống chế, không để cháy lan sang các khu vực xung quanh.

Vụ cháy cơ bản đã được khống chế sau hơn 1 giờ cứu hỏa, không để cháy lan sang các khu vực xung quanh. Rất may tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn, trong nhà xưởng không có người. Tuy nhiên, hỏa hoạn đã thiêu rụi gần như hoàn toàn nhà xưởng của cơ sở trên.

Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Cháy, nổ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm:

1. Ô nhiễm không khí: Khói và khí độc từ cháy nổ thải vào khí quyển, làm giảm chất lượng không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2. Ảnh hưởng hệ sinh thái: Cháy rừng hay cháy nhà máy có thể phá hủy môi trường sống của nhiều loài động thực vật, dẫn đến mất đa dạng sinh học.

3. Nước bị ô nhiễm: Chất thải từ cháy nổ có thể rò rỉ vào nguồn nước, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước.

4. Đất bị ảnh hưởng: Chất lỏng và hóa chất từ cháy nổ có thể làm biến đổi cấu trúc đất, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây cối.

5. Biến đổi khí hậu: Khí nhà kính được thải ra từ cháy nổ có thể góp phần vào biến đổi khí hậu, gây ra những hệ lụy lâu dài cho hành tinh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Lạng Sơn: Kịp thời khống chế vụ cháy lớn tại cơ sở gỗ ép rộng hàng nghìn m2
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.