Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Gia Hân|14/03/2022 14:46
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ngày 14/3, tại Khu di tích lăng Bà Thu Bồn (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), UBND huyện Duy Xuyên tổ chức lễ đón bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn.

trong không khí ấm áp, tại không gian trầm thiêng của Khu di tích Lăng Bà Thu Bồn xã Duy Tân bên bờ Nam sông Thu Bồn hiền hòa, thơ mộng, hòa quyện cùng với đất trời linh thiêng của Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn, UBND huyện Duy Xuyên long trọng tổ chức Lễ đón Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn và chào đón Năm du lịch Quốc gia “Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh”. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là niềm vinh dự của huyện Duy Xuyên nói chung và của xã Duy Tân nói riêng. Một thông điệp xuyên thời gian cho người dân và du khách về giá trị lịch sử và văn hóa.

Quang cảnh buổi lễ

Lễ hội Bà Thu Bồn có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân vùng thượng lưu sông Thu Bồn được diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng 2 (âm lịch) hằng năm. Là lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng dân gian được truyền lại qua bao đời nhằm thể hiện lòng thành kính, tôn vinh, tri ân công đức của Bà và các vị tiền nhân trong công cuộc mở cõi, lập làng, tạo cơ sở và điều kiện cho các thế hệ kế tiếp an cư lạc nghiệp, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội; thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn.

Có nhiều truyền thuyết về Bà Thu Bồn song tất cả đều hội tụ điểm chung: Bà là một cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài, là hiện thân của lòng yêu thương con người, là người mẹ của quê hương, xứ sở mang sắc màu thần bí, hiển linh, là biểu tượng của khát vọng đất nước thái bình, là ý chí vươn lên để chiến thắng thiên tai địch họa và đói nghèo.

Để ghi nhớ công ơn của Bà, từ bao đời nay dân làng Thu Bồn đã góp công, góp của xây dựng Lăng Bà và hằng năm tổ chức các hoạt động tế Lễ vào hai ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch để tạ ơn Bà đã che chở, phù hộ và đó là cơ sở, là nền tảng văn hóa tâm linh để hình thành nên các hoạt động mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Thừa uỷ quyền cuả Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn cho đại diện UBND huyện Duy Xuyên.

Được biết, Lăng Bà được trùng tu mới hoàn toàn vào năm 2003 và được trùng tu lại lần 2 vào năm 2016 theo kiến trúc hiện đại gồm có tiền đường và hậu tẩm. Trước đây, mộ Bà hình mu rùa hơi cong hai đầu nhưng nay qua nhiều lần gia cố nên mộ Bà có hình chữ nhật. Lăng Bà được xây dựng trên một khuôn viên rộng về hướng Đông, phía trước có bình phong, bên phải lăng có tấm bia đá khắc chữ Chăm cổ và một tấm bia đá khắc ghi nội dung di tích đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 436, ngày 15/02/2005, xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Trong phần lễ của Lễ hội Bà Thu Bồn bao giờ cũng phải đầy đủ các nghi thức: Lễ rước Sắc, Lễ rước nước, Lễ đại tế tại Lăng Bà. Trong đó, Lễ rước Sắc được tiến hành trên cạn vào chiều ngày 11 tháng 02 (âm lịch) với 9 đội hình gồm: lân; cờ đại; cờ ngũ sắc; nhạc cổ; trống chiêng; kiệu rước Sắc; lính hộ tống; đội hình phụ nữ và bô lão. Lễ rước nước là phần sôi động nhất, rực rỡ nhất của Lễ hội Bà Thu Bồn, được tiến hành từ sáng sớm ngày chính Lễ (12/2 âm lịch) trên không gian rộng lớn từ thượng nguồn sông Thu Bồn về tới Lăng Bà bằng cả thuyền và đám rước bộ với hàng trăm người tham gia. Phần hội với nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi như hô hát bài chòi, hội hoa đăng, hội thi ẩm thực, các trò chơi dân gian và đặc biệt là hoạt động đua thuyền.

Để ghi nhớ công ơn của Bà, từ bao đời nay dân làng Thu Bồn đã góp công, góp của xây dựng Lăng Bà và hằng năm tổ chức các hoạt động tế Lễ vào hai ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch để tạ ơn Bà đã che chở, phù hộ và đó là cơ sở, là nền tảng văn hóa tâm linh để hình thành nên các hoạt động mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách

Lăng Bà được trùng tu mới hoàn toàn vào năm 2003 và được trùng tu lại lần 2 vào năm 2016 theo kiến trúc hiện đại gồm có tiền đường và hậu tẩm. Trước đây, mộ Bà hình mu rùa hơi cong hai đầu nhưng nay qua nhiều lần gia cố nên mộ Bà có hình chữ nhật. Lăng Bà được xây dựng trên một khuôn viên rộng về hướng Đông, phía trước có bình phong, bên phải lăng có tấm bia đá khắc chữ Chăm cổ và một tấm bia đá khắc ghi nội dung di tích đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 436, ngày 15/02/2005, xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Trong phần lễ của Lễ hội Bà Thu Bồn bao giờ cũng phải đầy đủ các nghi thức: Lễ rước Sắc, Lễ rước nước, Lễ đại tế tại Lăng Bà. Trong đó, Lễ rước Sắc được tiến hành trên cạn vào chiều ngày 11 tháng 02 (âm lịch) với 9 đội hình gồm: lân; cờ đại; cờ ngũ sắc; nhạc cổ; trống chiêng; kiệu rước Sắc; lính hộ tống; đội hình phụ nữ và bô lão. Lễ rước nước là phần sôi động nhất, rực rỡ nhất của Lễ hội Bà Thu Bồn, được tiến hành từ sáng sớm ngày chính Lễ (12/2 âm lịch) trên không gian rộng lớn từ thượng nguồn sông Thu Bồn về tới Lăng Bà bằng cả thuyền và đám rước bộ với hàng trăm người tham gia. Phần hội với nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi như hô hát bài chòi, hội hoa đăng, hội thi ẩm thực, các trò chơi dân gian và đặc biệt là hoạt động đua thuyền.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thế Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên bày tỏ: “Lễ hội Bà Thu Bồn hội tụ những giá trị nhân văn vô cùng quý giá, mang đậm màu sắc tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa rất cần được bảo tồn, phát huy và khai thác để góp phần giáo dục lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn huyện Duy Xuyên thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra”.

Đảng bộ và nhân dân huyện Duy Xuyên sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Trước mắt là tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa lịch sử, văn hóa của di tích, di sản tới đông đảo các tầng lớp Nhân dân xã Duy Tân nói riêng, toàn huyện nói chung nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, bảo tồn di sản gắn liền với các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, đưa di sản đến với Nhân dân cả nước và thế giới; đồng thời tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ, văn hóa của địa phương và khu vực, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên chia sẻ thêm.

Gia Hân

Bài liên quan
  • Bánh nổ “linh hồn Tết” của người xứ Quảng
    Moitruong.net.vn – Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về trên mâm cỗ dâng cúng tổ tiên của người xứ Quảng, không thể thiếu món bánh nổ. Loại bánh này từ bao đời nay đã trở thành “linh hồn Tết”, là một phần trong đời sống văn hóa của người xứ Quảng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia