Kênh Nước Mặn dài khoảng 2km, được đào cách đây hơn 100 năm, nối sông Vàm Cỏ với sông Rạch Cát, giúp rút ngắn đáng kể tuyến đường sông từ Sài Gòn đi miền Tây khi ấy.
Ban đầu con kênh chỉ rộng 15m, do tàu thuyền lưu thông dày đặc, kênh bị lở nhanh, đến nay kênh Nước Mặn đã trở thành một con sông lớn, rộng khoảng 160m.
Bờ kênh thường xuyên bị sạt lở. Ảnh: K.Q
Kênh Nước Mặn đang là “điểm đen” về sạt lở trên địa bàn tỉnh Long An. Trung bình mỗi năm có gần 10 vụ sạt lở 2 bên dòng kênh. Hiện có khoảng 20 hộ dân sinh sống dọc theo kênh Nước Mặn đang có nguy cơ tiếp tục bị sạt lở, đe dọa cuộc sống.
Gần 2 năm qua, 2 bên bờ kênh Nước Mặn tiếp tục bị sạt lở, ngày càng nặng nề. Theo đánh giá của ngành chức năng, nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng sạt lở do tác động của dòng chảy trên kênh, phương tiện giao thông có trọng tải lớn. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có những tác động đến quá trình sạt lở, ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, chính quyền huyện Cần Đước trước mắt cho gia cố tại một số vị trí có nguy cơ sạt lở cao. Về giải pháp lâu dài cần đầu tư kè đá toàn tuyến kênh mới bảo đảm. UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ vốn để thực hiện.
Hạnh Trang (T/h)