Môi trường xã hội

Long An: Khoảng 9.324ha diện tích sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ

Thanh Thanh 13/10/2024 19:32

Thông tin từ Chi cục Phát triển Nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An, hiện toàn tỉnh có khoảng 9.324ha diện tích sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ. Trong đó, huyện Tân Hưng là 2.258ha, huyện Vĩnh Hưng là 420ha và huyện Tân Thạnh là 6.646ha.

Hiện nay, nước lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ về các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh. Mực nước lũ từ ngày 04 đến ngày 11/10 dao động mức 1,05 - 2,7m và lên với cường suất từ 1-9 cm/ngày đêm, cao hơn từ 0,01 - 0,27m so cùng kỳ năm 2023.

Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh về dự báo, cảnh báo thời tiết 10 ngày giữa tháng 10/2024. Mực nước lũ tiếp tục lên do nước đổ về kết hợp mưa tại chỗ và triều cường đến cuối tuần, kỳ nước cao nhất xuất hiện vào những ngày cuối tuần, thấp nhất xuất hiện vào những ngày đầu tuần và cao hơn cùng kỳ năm 2023.

screenshot-2024-10-13-183008.png
Thông tin từ Chi cục Phát triển Nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An, hiện toàn tỉnh có khoảng 9.324ha diện tích sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ

Cụ thể, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh dự báo mực nước cao nhất tại huyện Tân Hưng ngày 20/10 là 2,5m, cao hơn cùng kỳ năm 2023 là 0,23m; mực nước cao nhất tại huyện Vĩnh Hưng ngày 20/10 là 2,4m, cao hơn cùng kỳ năm 2023 là 0,17m; mực nước cao nhất tại xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh ngày 20/10 là 1,25m, cao hơn cùng kỳ năm 2023 là 0,06m

Thông tin từ Chi cục Phát triển Nông thôn và Thủy lợi tỉnh, theo tổng hợp báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Tân Thạnh, hiện đang có khoảng 9.324ha diện tích sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ. Trong đó, huyện Tân Hưng là 2.258ha, huyện Vĩnh Hưng là 420ha và huyện Tân Thạnh là 6.646ha.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, lũ và mưa, bão còn kéo dài. Do đó, người dân cần quan tâm hơn trong công tác phòng, chống lụt bão, không chủ quan, lơ là, thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến mưa, lũ, có kế hoạch sẵn sàng ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại gây ra.

Bên cạnh đó, các địa phương cần khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát, gia cố hệ thống đê điều, đặc biệt là tại các đoạn đê yếu, dễ bị sạt lở. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình mưa bão, lũ để có biện pháp ứng phó, xử lý kịp thời.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Long An: Khoảng 9.324ha diện tích sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ