Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng kỷ lục do biến đổi khí hậu

Thùy Dung (T/h)|06/12/2018 13:01
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Giới khoa học và Dự án Carbon toàn cầu (GCP) công bố ngày 5/12 , cho thấy thế giới đi chệch hướng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Việc gia tăng sử dụng nhiện liệu hóa thạch sẽ khiến lượng khí carbon dioxide (CO2) toàn cầu tăng 2,7% trong năm 2018, cao hơn so mức 1,6% của năm ngoái và là mức cao nhất từ trước tới nay.

>>>Chủ động ứng phó đỉnh triều cường trên sông Sài Gòn

>>>Hà Nội: Khu vực Tân Mai có chất lượng không khí tốt nhất trong ngày

Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đang tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu của LHQ (COP 24) tai Katowice, Ba Lan.

Theo số liệu của GCP, có trụ sở tại Canberra, Australia, với mức tăng 2,7%, lượng khí thải CO2 toàn cầu trong năm 2018 sẽ lên tới 37,1 tỷ tấn trong năm 2018, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp lượng khí gây ô nhiễm này không giảm. Báo cáo chỉ rõ số ôtô và nhu cầu sử dụng than đá toàn cầu tăng là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Theo báo cáo trước đó của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), nếu các nước thực hiện nghiêm túc lộ trình giảm 50% lượng khí CO2 vào năm 2030, và xuống mức 0% đến năm 2050 cùng cam kết không có thêm khí phát thải mới thì mới có thể kiềm chế được mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng an toàn 1,5 độ C.

Trong khi lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt than đá chiếm tới 40% lượng khí CO2 toàn cầu, thì Trung Quốc chiếm tới 27% và dự báo con số này sẽ tăng thêm 4,7% trong năm 2018.

Cũng với xu hướng này, Mỹ sẽ ghi nhận khí CO2 phát thải tăng 2,5%, chiếm 15% lượng khí toàn cầu trong năm 2018. Ấn Độ, quốc gia chiếm tới 7% khí CO2 toàn cầu, cũng chứng kiến xu hướng tương tự với mức tăng 6%. Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu sẽ ghi nhận mức khí gây ô nhiễm này giảm nhẹ và chỉ chiếm 0,1% lượng khí CO2 toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng gia tăng khí CO2 phát thải có thể khiến con người phải hứng chịu nắng nóng nghiêm trọng vào mùa Hè và lạnh giá vào mùa Đông.

Thùy Dung (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng kỷ lục do biến đổi khí hậu