Theo đó, các chỉ tiêu nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO), độ mặn, độ kiềm, P-PO43- và Vibrio tổng số tại một số điểm quan trắc có giá trị chưa phù hợp theo TCVN 13656:2023, cụ thể như sau:
Mẫu tại Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh nhiệt độ thấp hơn giới hạn cho phép (GHCP) 1,04 lần; Chỉ tiêu DO có 6/7 mẫu có giá trị thấp hơn GHCP từ 1,11 đến 1,25 lần; Chỉ tiêu độ mặn có 1/7 mẫu có giá trị thấp hơn GHCP 7 lần, tại vị trí Đan Trường, huyện nghi Xuân; Chỉ tiêu độ kiềm có 1/7 có giá trị thấp hơn GHCP 1,27 lần là vị trí Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà; Chỉ số độ kiềm có 1/7 mẫu có giá trị thấp hơn GHCP lần là vị trí mẫu tại Đan Trường, huyện Nghi Xuân; chỉ tiêu P-PO43- có 1/7 mẫu có giá trị cao hơn GHCP 1,52 lần là mẫu tại vị trí Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà.
Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số trong nước thu tại Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà có giá trị cao hơn 3 lần so với ngưỡng cho phép, các mẫu còn lại có giá trị nằm trong giới hạn cho phép.
Từ kết quả đó, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã đưa ra khuyến cáo với các địa phương và bà con nuôi trồng thủy sản như sau:
Đối với các nguồn cấp có hàm lượng oxy, độ kiềm, độ mặn thấp cần tăng cường quạt khí, sục khí và kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan trước khi cấp vào ao nuôi, đảm bảo giá trị nằm trong ngưỡng GHCP; Sử dụng vôi tôi hoặc Natri bicarbonate (NaHCO3) hoặc Dolomite (CaMg(CO3)2) để nâng độ kiềm nước cấp lên ngưỡng giới hạn 100-200 mg/L; Căn cứ độ mặn trong ao nuôi để sử dụng lượng nước phù hợp, tránh làm biến động lớn độ mặn trong ao nuôi.
Đối với mẫu nước có mật độ Vibrio tổng số cao hơn ngưỡng giới hạn cho phép thì sử dụng các hóa chất khử trùng được phép lưu hành trên thị trường với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất (ví dụ: Chlorine 10-20 mg/L) để khử trùng nước, diệt khuẩn giảm mật độ vi khuẩn trong ao lắng/lọc trước khi cấp vào ao nuôi.