Mùa hè nắng nóng, tia cực tím (tia UV) gây hại như thế nào cho mắt?

Quỳnh Chi (t/h)|10/06/2020 09:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tia UV hay còn gọi là tia cực tím/ tia tử ngoại là một loại tia do mặt trời phát ra. Tia có tác dụng tổng hợp vitamin D nhưng khi được tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể nhất là mắt.

Về bản chất, bức xạ UV (hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại, tia UV) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong các nghiên cứu ảnh hưởng của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:

Tia UVC: Có bước sóng trong khoảng từ 100 – 280 nm, đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất.

Tia UVB: Vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn UVA (khoảng 280 – 315 nm).

Tia UVA: Vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy, có năng lượng thấp hơn (bước sóng khoảng 315 – 380 nm).

Khi ánh nắng mặt trời xuyên qua khí quyển, tất cả tia UVC và khoảng 90% tia UVB bị hấp thu bởi tầng ozone, hơi nước, khí oxy và CO2. Trong khi đó, tia UVA ít bị tầng khí quyển hấp thu. Vì vậy, khi xuống đến mặt đất, tia cực tím gồm chủ yếu là UVA và một lượng nhỏ UVB.

Theo nghiên cứu khoa học, tia cực tím xuất hiện ở ánh nắng mặt trời, nằm ở dải sóng 400-100nm. Đây là loại bước sóng dài hơn tia X-quang (tia xuyên qua cơ thể để chẩn đoán, khám chữa bệnh). Ngày nay, trái đất hứng chịu tia cực tím ngày càng nhiều do tầng ozone bị thủng ngày càng lớn. Do đó, những bệnh tật mà tia cực tím hay còn gọi là tia UV xuất hiện cũng nhiều hơn.

Tia UV ảnh hưởng đến cơ thể đặc biệt là đôi mắt khi tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài

Tác hại đầu tiên của tia cực tím có thể gây bỏng mắt. Nếu đứng ngoài nắng lâu và không có sự bảo hộ bằng kính râm, nón che đầu, chúng ta dễ mắc phải bệnh này. Triệu chứng của bệnh là nóng rát mi mắt, cảm thấy cộm, ngứa, khô mắt và chớp mắt liên tục, phỏng rộp các tế bào loại mô. Hiện tượng này xảy ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng mờ, lòa, nặng hơn sẽ bị mù.

Tia UV đạt mức độ nguy hiểm sẽ gây bỏng bề mặt mắt hay còn gọi viêm kết mạc do ánh sáng. Khi đó mắt sẽ đau, đỏ mắt, cộm xốn, cảm giác có dị vật ở mắt, chảy nước mắt và sợ ánh sáng. nhìn mờ cấp tính sau khi tiếp xúc ánh nắng. May mắn là những triệu chứng này chỉ tạm thời và hiếm khi gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt. Tia UV sẽ đặc biệt cao hơn ở vùng biển. Do đó, khi đi du lịch tại vùng biển cần chú ý bảo vệ mắt.

Nhiệt độ tăng cao gây tăng bốc hơi ở bề mặt mắt do đó mắt dễ bị cộm xốn do khô mắt và ở những người bị bệnh khô mắt trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, môi trường nóng, khô và ô nhiễm sẽ làm gia tăng bệnh lý dị ứng ở mắt và bệnh viêm kết mạc.

Thông thường, sau khi bị tia cực tím chiếu, từ 6-15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường, nếu tiến triển tốt, sau 8 giờ, những triệu chứng này sẽ tự khỏi.

Trường hợp cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím còn có khả năng gây các chứng bệnh về mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc, cườm mắt, lòa thậm chí mù mắt.

Những biện pháp tránh tác hại của tia cực tím với mắt

Nếu bắt buộc phải làm việc dưới nắng, chúng ta phải tìm cách hạn chế nắng xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau như đọi mũ, nón rộng vành, che kín mặt… Chúng ta cần chăm sóc mắt bằng cách đeo kính chống tia cực tím mỗi khi ra đường.

Để chống được tia UV phải là những loại kính tốt, thường có giá thành đắt. Nếu là kính râm thông thường còn có khả năng bị bệnh nặng thêm. Cụ thể, khi đeo kính râm thông thường sẽ làm đồng tử mắt giãn to, trong khi tia tử ngoại từ bên ngoài vẫn đâm xuyên qua bình thường. Kết hợp hai yếu tố này khiến mắt bị bệnh do tia UV gây ra rõ ràng nặng hơn.

Bảo vệ đôi mắt bằng cách đeo kính chống tia cực tím mỗi khi ra đường

Bảo vệ mắt ngay cả khi trời râm hoặc nhiều mây: tia xạ trong ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua mây mù, gây hại cho chúng ta quanh năm chứ không phải chỉ riêng ngày hè nắng.

Đặc biệt, trẻ em dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời, gần gấp đôi thời gian tiếp xúc với tia UV dẫn đến võng mạc của trẻ dễ bị tổn thương. Giác mạc của trẻ trong hơn người lớn cho phép các tia này đi sâu vào mắt. Do đó hãy đảm bảo việc bảo vệ mắt cho trẻ bởi những kính mát có chất lượng tốt khi trẻ ở ngoài trời. Bên cạnh đó hãy khuyến khích trẻ đội mũ đế giảm bớt sự tiếp xúc với các tia UV.

Có thể sử dụng bổ sung nước mắt nhân tạo, uống nhiều nước và chế độ ăn có nhiều rau xanh, trái cây. Khi có các triệu chứng như mắt đỏ, ngứa, có ghèn, nên đến cơ sở chuyên khoa để khám.

Quỳnh Chi (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mùa hè nắng nóng, tia cực tím (tia UV) gây hại như thế nào cho mắt?