Ngày 29/10, Văn phòng QLĐB III.1 (Khu QLĐB III, Cục Đường bộ VN) cho biết, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trami) những ngày qua khiến nhiều tuyến quốc lộ, đường Hồ Chí Minh trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam bị sạt lở.
Theo đó, tại Km 39+750 - Km 39+850 đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) sạt lở bê tông ốp mái cơ taluy dương, đất đá tràn lấp rãnh dọc, kích thước với khối lượng tạm tính 2.000m3.
Tại Km 44+700, tường chắn rọ đá bị đẩy, đất đá tràn lấp rãnh dọc, lề đường với khối lượng khoảng 30m3.
Ngoài ra, đất, đá tràn lấp nhiều cống, rãnh dọc trên tuyến và khoảng 250 cây xanh có đường kính từ 10 - 20cm ngã đổ đè tường rào bảo vệ và nhiều biển báo bị ngã đổ.
Cũng trên tuyến La Sơn - Hòa Liên, cầu Km 35+879 dòng chảy của suối gây xói lở, ăn sâu vào bệ trụ T9, gây hở cọc khoan nhồi.
Theo Văn phòng QLĐB III.1, tuyến QL14G qua địa phận Đà Nẵng, Quảng Nam cũng bị sạt lở do ảnh hưởng của mưa bão.
Cụ thể, tại Đà Nẵng, cống Km 13+243 QL14G bị đất lấp thượng, hạ lưu, lòng cống, hố thu, sân cống.
Cống tại Km 16+927 bị sạt mái taluy, hư hỏng tường đầu, tường cánh, sân cống, sạt 1 đốt cống phía hạ lưu và nhiều cây ngã đổ ra đường.
Trên tuyến QL14G qua địa phận Quảng Nam xảy ra tình trạng sạt taluy dương, đất đá tràn lấp rãnh dọc và mặt đường ở 13 vị trí. Mặt đường sình lún cục bộ, phát sinh ổ gà.
Cống tại Km 41+050 bị đất lấp thượng, hạ lưu, lòng cống, hố thu, sân cống với khối lượng khoảng 27m3. Ngầm tràn Km 38+050 bị sạt lở mái taluy ăn sâu vào nền đường…
Đường Hồ Chí Minh qua Quảng Nam (nhánh Tây) cũng bị sạt taluy dương, đất đá tràn ra mặt đường, lấp rãnh dọc; đất lấp hố thu, thượng, hạ lưu, lòng cống, dòng chảy cống với khối lượng tạm tính gần 1.300m3.
Ngoài ra, tuyến này còn hư hỏng rãnh dọc đá hộc xây, hư hỏng tường đầu, tường cánh, xói sân cống, hư hỏng tấm đan rãnh kín.
Tại đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, mặt đường bê tông xi măng bể vỡ tại 156 vị trí với diện tích gần 2.000m2.
Tại đường Trường Sơn Đông, có 6 vị trí bị sạt ta luy dương, đất đá tràn ra mặt đường, lấp rãnh dọc với khối lượng khoảng 197m3. Cầu Nước Xa tại Km 113+557 bị xói chân mái taluy đường đầu cầu mố M1 phía hạ lưu.
Văn phòng QLĐB III.1 cho biết thêm, ngay sau khi xảy ra thiệt hại tại công trình giao thông do ảnh hưởng của cơn bão số 6, văn phòng đã chỉ đạo các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên triển khai nhân lực, máy móc thiết bị để triển khai hót dọn đất, đá, cây xanh ngã đổ để đảm bảo giao thông.
Sạt lở đất có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là một số tác động chính:
Thiệt hại về đất đai: Sạt lở đất làm mất đi lớp đất màu mỡ, gây khó khăn cho việc trồng trọt và phục hồi hệ sinh thái.
Mất đa dạng sinh học: Sạt lở có thể phá hủy môi trường sống của nhiều loài động thực vật, dẫn đến giảm đa dạng sinh học.
Ô nhiễm nguồn nước: Sạt lở đất có thể kéo theo chất thải, hóa chất và rác thải, gây ô nhiễm các nguồn nước như sông, suối.
Suy giảm chất lượng đất: Sau khi xảy ra sạt lở, đất có thể bị nhiễm mặn hoặc mất đi các dưỡng chất cần thiết, làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp.
Tăng nguy cơ thiên tai: Những khu vực đã trải qua lũ quét và sạt lở đất có thể dễ bị tổn thương hơn trong các trận lũ lụt hoặc sạt lở tiếp theo.
Hủy hoại cơ sở hạ tầng: Các công trình như cầu, đường giao thông và nhà cửa có thể bị phá hủy, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế.
Thay đổi địa hình: Sạt lở có thể làm thay đổi cấu trúc địa hình, ảnh hưởng đến dòng chảy của nước và làm tăng khả năng xảy ra lũ quét trong tương lai.